06:32 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Thứ năm - 13/02/2020 23:54
Sáng nay (14/2), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi và các loại dịch bệnh khác trên địa bàn vật nuôi. Các đồng chí: Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Đệ - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì hội nghị.


Quang cảnh hội nghị

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Đệ cho biết: Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian qua diễn biến rất phức tạp, khó lường, gây thiệt hại nhiều cho sản xuất và kinh tế xã hội.
24 xã thuộc 10 huyện, thị xã có dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 30 ngày
Từ ngày 12/3/2019 đến 11/02/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 21.169 hộ, 2.541 xóm, 367 xã, 21 huyện, thành, thị. Tổng số lợn đã tiêu hủy là 94.699 con (chiếm khoảng 10,12% so với tổng đàn lợn toàn tỉnh), tổng trọng lượng 4.785.912 kg (chiếm 3,63% tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng).
Đến nay, đã có 343 xã thuộc 21 huyện, thành phố, thị xã công bố hết dịch. Có 11 huyện hết dịch gồm: Quỳ Châu, Con Cuông, Nam Đàn, Tương Dương, Tân Kỳ, TX Thái Hòa, TP Vinh, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên và TX Cửa Lò. Hiện còn 24 xã thuộc 10 huyện, thị xã có dịch chưa qua 30 ngày. Từ đầu tháng 01/2020 đến nay, còn 177 hộ có dịch, tiêu hủy 694 con; trong đó, tái dịch tại 5 xã; có 03 gia trại do người dân tự ý tái đàn khi chưa đủ điều kiện cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (xã Diễn Liên, Diễn Vạn của huyện Diễn Châu và xã Phú Thành, huyện Yên Thành).
Về Cúm gia cầm, trong năm 2019 xảy ra tại 04 hộ chăn nuôi ở 4 xóm thuộc 4 xã của 02 huyện, gồm huyện Yên Thành 01 hộ bị dịch A/H5N1 và huyện Quỳnh Lưu 03 hộ có dịch A/H5N6. Số gia cầm mắc bệnh đã tiêu hủy là 6.765 con. Hiện nay, có 06 hộ xảy ra dịch cúm gia cầm A/H5N6 tại 4 xóm thuộc 04 xã chưa qua 21 ngày tại huyện Quỳnh Lưu; các ổ dịch phát ra từ ngày 05/02/2020 đến 11/02/2020. Tổng gia cầm tiêu hủy là 621 con.
Về Lở mồm long móng (LMLM), trong năm 2019, xảy ra 11 ổ dịch LMLM tại 07 huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Tương Dương, TP. Vinh, thị xã Cửa Lò. Số gia súc mắc bệnh là 146 con. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch LMLM.
Cấp vắc xin khẩn cấp cho huyện Quỳnh Lưu tổ chức dập dịch A/H5N6
Trước tình hình đó, đối với bệnh DTLCP: Ngay sau khi bệnh dịch xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 8/2018, thực hiện chỉ đạo của Trung ương; UBND tỉnh Nghệ An, các sở, ban, ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng chống bệnh bệnh; thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống bệnh DTLCP cấp tỉnh. UBND tỉnh đã tổ chức 05 cuộc họp trực tuyến. BCĐ phòng chống dịch, Sở NN&PTNT thường xuyên đi kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào địa bàn; tổ chức 7 đợt vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng số hóa chất đã cấp cho các huyện hơn 120.000 lít. Kinh phí phòng chống dịch đã cấp hơn 23 tỷ đồng; hỗ trợ tiêu hủy hơn 108 tỷ đồng. Hiện các địa phương đang trình tỉnh 29 tỷ đồng.
Đối với bệnh Cúm gia cầm A/H5N6, tỉnh triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp chống dịch; trong đó: Tiêu huỷ ngay toàn bộ gia cầm mắc bệnh theo đúng quy định; tổ chức tiêm vắc xin cho đàn gia cầm vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Hiện nay tỉnh cấp 02 triệu liều vắc xin để các địa phương triển khai tiêm phòng ở vùng ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao; đặt biệt cấp khẩn cấp cho huyện Quỳnh Lưu tổ chức dập dịch cúm gia cầm A/H5N6.
Riêng đối với công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19: Tỉnh đã triển khai, thực hiện đồng bộ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra việc triển khai xây dựng các khu vực cách ly người bệnh…
Chủ động khống chế, bao vây, xử lý dứt điểm khi mới phát hiện, không để dịch lây lan trên diện rộng
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Quế Phong... đã báo cáo những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống các loại dịch bệnh trong đàn vật nuôi. Trong đó, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong việc phòng, chống các loại dịch bệnh. Đặc biệt, đối với DTLCP, các địa phương đã chủ động rà soát tổng đàn lợn, giám sát dịch bệnh kịp thời; thành lập các chốt để kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn ra, vào vùng dịch.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Lập yêu cầu các huyện chỉ đạo UBND cấp xã bố trí cán bộ có chuyên môn chăn nuôi, thú y để tham mưu, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản

Các địa phương đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các gia đình bị thiệt hại về DTLCP; hỗ trợ cấp hóa chất tiêu độc khử trùng, cấp vắc xin cho các địa phương kịp thời...

Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 Lê Đình Huệ phát biểu

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 Lê Đình Huệ cho biết: Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi tại tỉnh Nghệ An là do người dân vứt xác các loại vật nuôi bị bệnh ra ngoài môi trường làm cho các loại mầm bệnh nguy hiểm lưu hành rộng rãi trong đàn vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi; cùng với đó, điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh phòng dịch, chăn nuôi nhỏ lẻ, nuôi thả tự do. Tại nhiều gia trại tiêm phòng vắc xin trôi nổi, không kiểm soát được...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh phát biểu

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh đánh giá cao công tác triển khai các giải pháp phòng, chống các loại dịch bệnh trên đàn gia súc trong thời gian qua. Đặc biệt, các huyện đã phát hiện, khoanh vùng ổ dịch, khống chế kịp thời; công tác tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm các văn bản, chủ trương từ Trung ương đến địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu trong thời gian tới, toàn tỉnh thực hiện đồng bộ các giải pháp trong các văn bản hướng dẫn từ tỉnh, các cơ quan chuyên môn. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, kịp thời phòng, chống các loại dịch bệnh liên quan đến dịch Cúm gia cầm, DTLCP và các dịch bệnh khác.
Cùng với đó, chủ động khống chế, bao vây, xử lý dứt điểm khi mới phát hiện, không để dịch lây lan trên diện rộng; chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm phòng vắc xin các bệnh theo quy định, đảm bảo đạt tỷ lệ tiêm phòng 100% gia súc, gia cầm trong diện tiêm; tăng cường giám sát dịch bệnh, không được chủ quan, lơ là, đặc biệt giám sát chặt chẽ công tác vận chuyển gia súc, gia cầm; chuẩn bị đủ hóa chất; quản lý, hướng dẫn cơ sở thực hiện nghiêm túc các quy định về tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Trong tình hình diễn biến phức tạp như hiện nay, các địa phương cần nghiên cứu quy hoạch khu tiêu hủy và quản lý việc tiêu hủy; tránh chăn nuôi đầu nguồn nước...
Các địa phương đang có dịch ngoài các nhiệm vụ chung, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để khống chế dịch bệnh nhanh nhất; lưu ý thành lập các đoàn kiểm tra tránh để bùng phát các dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT tổ chức tập huấn cho các hộ gia đình chăn nuôi và các trang trại thống nhất chung về điều kiện chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng dịch, lựa chọn con giống; tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương kiểm tra, triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch. Sở NN&PTNT tham mưu đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả cao; tham mưu hỗ trợ người dân chuyển đổi đàn vật nuôi trong vùng dịch... Sở Y tế cần có danh mục khuyến cáo các loại bệnh có thể lây từ gia súc, gia cầm sang người để người dân nắm bắt được thông tin.
Theo Kim Oanh/nghean.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 42673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957232

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71184547