16:58 EST Thứ sáu, 03/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng rừng gỗ lớn thu tới 300 triệu/ha/năm, nông dân vẫn sợ đói ăn?

Thứ bảy - 30/09/2017 10:49
Đó là khẳng định của ông Hoàng Liên Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp “Giải pháp phát triển rừng gỗ lớn khu vực miền núi phía Bắc” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 29.9.
   
 
 

 

 trong rung go lon thu toi 300 trieu/ha/nam, nong dan van so doi an? hinh anh 1

Mô hình chuyển hoá từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở Bắc Giang. Ảnh: NNVN

Lợi ích lớn…

Tại dễn đàn, một thực trạng được các chuyên gia nêu lên, đó là mặc dù diện tích rừng trồng trên phạm vi cả nước tăng nhanh, nhưng hầu hết các tỉnh tập trung cho phát triển trồng rừng nguyên liệu gỗ nhỏ phục vụ chế biến bột giấy, băm dăm, gỗ bóc, cung cấp gỗ trụ mỏ… với giá trị kinh tế thấp; chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn với giá trị kinh tế cao.

Ông Hoàng Liên Sơn cho biết: Tại các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, nguyên nhân hạn chế phát triển rừng gỗ lớn là rừng có chu kỳ kinh doanh dài nên dễ gặp rủi ro như cháy rừng, thiên tai; đa số người dân miền núi còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp không đủ nguồn tài chính để theo chu kỳ kinh doanh gỗ lớn.

Theo đánh giá của thạc sĩ Nhữ Văn Kỳ (Tổng cục Lâm nghiệp), so với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng gỗ lớn cao hơn nhiều lần tuỳ theo tuổi khai thác và đường kính cây. Chỉ tính riêng đối với loại cây trồng phổ biến là cây keo, đến năm thứ 6 vẫn còn là rừng trồng gỗ nhỏ nên chỉ có thể bán làm dăm gỗ, gỗ phục vụ khai mỏ, giá trị đạt khoảng 80 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân từ 12 - 15 triệu đồng/ha/năm.

 trong rung go lon thu toi 300 trieu/ha/nam, nong dan van so doi an? hinh anh 2

 Rừng gỗ lớn đang phát triển tốt trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. ảnh: B.Q.B

Thế nhưng, khi trở thành rừng trồng gỗ lớn, tức là cây sau 10 - 14 năm trồng mới tiến hành khai thác, sản lượng đạt từ 200 - 240m3/ha và hầu hết các cây đã đạt đường kính trên 18cm, chiếm 50% trữ lượng khoảng 100 - 120m3/ha. Lúc đó, rừng sẽ được bán theo giá gỗ xẻ, gỗ chế biến với giá trị từ 1,8 - 2 triệu đồng/m3, tức là khoảng 250 - 300 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 - 25 triệu đồng/ha/năm, cao gấp hơn 1,5 lần giá trị rừng gỗ nhỏ và cao hơn giá trị kinh tế đối với rừng trồng gỗ lớn khác như thông, quế, sa mộc...

Ngoài ra, kinh doanh rừng gỗ lớn còn giúp giảm bớt số lần khai thác, trồng lại rừng, giảm xói mòn, rửa trôi đất do quá trình khai thác, trồng lại rừng gây ra. Rừng gỗ lớn cũng có khả năng hấp thụ cácbon, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Nhưng vẫn e dè

Lợi ích như vậy, nhưng theo ông Trần Văn Khởi - quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, quy hoạch quỹ đất để trồng rừng sản xuất còn hạn chế, manh  mún, thậm chí đan xen giữa các chủ rừng nhà nước và hộ gia đình cũng như giữa các loại rừng với nhau. Một yếu tố quan trọng khiến người dân không khỏi nghi ngờ về tính khả thi của dự án, đó là thời gian thu hồi vốn và sinh lời khá dài, trong khi lâu nay phương thức trồng rừng gỗ nhỏ đã ăn sâu trong nếp nghĩ của người dân.

 trong rung go lon thu toi 300 trieu/ha/nam, nong dan van so doi an? hinh anh 3

Câu hỏi của nông dân Phạm Thị Lan ở huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cũng là tâm tư của nhiều hộ trồng rừng khác: “Trồng rừng gỗ lớn mất khoảng 15 năm mới có thể thu lời, vậy trong 15 năm ấy chúng tôi lấy gì để sống?”.

Giải đáp câu hỏi này, thạc sĩ Nhữ Văn Kỳ cho rằng cần kết hợp nông – lâm, hay trồng cây xen dưới tán để cho thu nhập ổn định, nhưng phải thực hiện đúng kỹ thuật hướng dẫn. Cũng theo ông Kỳ, nhờ tích cực tuyên truyền vận động, cùng với sự hỗ trợ ban đầu của dự án về cây giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, canh tác thông qua các buổi tập huấn, người dân đã dần hiểu và thấy được lợi ích của việc thâm canh rừng gỗ lớn.

Một khó khăn khác được nông dân Ty Văn Bích (xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) nêu: Trồng rừng có chu kỳ kinh doanh dài và rủi ro cao nên các ngân hàng thường không muốn cho vay trồng rừng; các hộ gia đình, cá nhân càng khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng để trồng rừng. Trong khi vay vốn từ các ngân hàng Chính sách theo Nghị định 75/2015 rất khó khăn...

Đưa ra giải pháp chính sách đầu tư và tín dụng, các chuyên gia cho rằng cần tiếp tục thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo các quy định hiện hành Quyết định số 38 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng, trong đó tăng cường hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, giảm hỗ trợ trồng rừng gỗ nhỏ. Đề nghị cho nông dân trồng rừng gỗ lớn được vay vốn theo Nghị định số 75/2015 (hạn mức vay tối đa là 15.000.000 đồng/ha; thời hạn cho vay không quá 20 năm và lãi suất 1,2%/năm). 

Theo danviet.vn

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 146


Hôm nayHôm nay : 31033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 78920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73125891