Nâng cao chất lượng, thương hiệu hạt gạo Việt đang là chủ trương của nghành nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Cả nước đang mở rộng những cánh đồng “Liên kết 4 nhà” mà nông dân quen gọi là cánh đồng “giá trị tăng thêm” hay “cánh đồng mẫu lớn”. Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều nông dân, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng mô hình sản xuất lúa này và mong muốn được tham gia. Nếu những cánh đồng mẫu lớn được mở rộng, chắc chắn, lợi nhuận từ sản xuất lúa sẽ cao hơn, đời sống người dân sẽ khá hơn.
Theo Bộ NN- PTNT, vụ đông – xuân này, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sẽ được chuyển giao ra miền Bắc, Tổng Công ty lương thực Miền Bắc chịu trách nhiệm xây dựng CĐML tại Thanh Hóa và là một trong những đơn vị được Bộ NN- PTNT giao tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân.
Vụ đông xuân này là vụ lúa đầu tiên nông dân ở huyện Yên Định biết đến mô hình CĐML. Theo quy hoạch, CĐML ở xã huyện Yên Định có diện tích 100 ha thử nghiệm. Khi được nhìn tận mắt lợi ích của việc cùng sản xuất đồng loạt, sản xuất theo khoa học kỹ thuật, được tư vấn kỹ thuật kịp thời và đầu ra cho sản phẩm ổn định, bà con nông dân trong xã đã rất phấn khởi. Khâu khó nhất là tiêu thụ đã được Tổng Công ty lương thực Miền Bắc ký cam kết bao tiêu đầu ra, đồng thời hỗ trợ tiền giống cho những nông dân khác trong mô hình. Qua đó, người nông dân đã phần nào yên tâm nên rất ý thức áp dụng trồng lúa theo mô hình, giảm bớt những tập quán, thói quen cũ.
Có được kết quả như vậy là nhờ có sự liên kết chặt chẽ trong mối liên kết 4 nhà: nhà nước (chính quyền tỉnh), nhà khoa học (ngành nông nghiệp tỉnh), nhà doanh nghiệp (Tổng công ty lương thực Miền Bắc, Công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1) và nhà nông. Hiệu quả từ mô hình cánh đồng liên kết 4 nhà đã thấy rõ, nông dân và chính quyền, nghành nông nghiệp địa phương đều mong muốn mô hình này được nhân rộng. Về phía doanh nghiệp, Công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1 đã có được những vùng nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất gạo sạch. Việc thu mua được tổ chức theo dây truyền khép kín từ quy hoạch vùng trồng trên những cánh đồng mẫu, khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản cho đến khi đóng gói cho ra thành phẩm cuối cùng đều áp dụng theo quy trình sản xuất HACCP và được kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được đưa tới tay người tiêu dùng. Rất nhiều đặc sản gạo của các vùng miền được quy tụ tại VNF1 như gạo Trân Châu đặc sản gạo thơm của Long An, gạo Nàng Xuân được xuất xứ từ giống gạo thơm nổi tiếng khắp cả nước của Sóc Trăng, gạo Lài Sữa hay các gạo đặc sản của Miền Bắc của đất nước: như gạo Tám Điện Biên có xuất xứ chính gốc từ cánh đồng Mường Thanh, gạo nếp cái hoa vàng gạo Bắc Hương chính hiệu của miền Bắc.
Mô hình CĐML là giải pháp quan trọng, lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm chi phí, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo sản xuất bền vững, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với mô hình CĐML, Tổng Công ty lương thực Miền Bắc nói chung và Công ty cổ phần phân phối – bán lẻ nói riêng sẽ bảo đảm được chất lượng của sản phẩm, còn bà con nông dân thì an tâm về đầu ra, tăng thu nhập, cải thiện đời sống mối quan hệ. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được duy trì thông qua hợp đồng, nên có độ tin cậy cao, góp phần nâng cao chất lượng, uy tín hạt gạo Việt trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sau đây là một số hình ảnh thu mua lúa của công ty cổ phần phân phối- bán lẻ VNF1:
Cả nước đang mở rộng những CĐML
Mô hình CĐML là giải pháp quan trọng, lâu dài góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tổng Công ty lương thực Miền Bắc cam kết bao tiêu đầu ra cho lúa
Hiệu quả từ mô hình cánh đồng liên kết 4 nhà
Nếu những CĐML được mở rộng, chắc chắn, lợi nhuận từ sản xuất lúa sẽ cao hơn, đời sống người dân sẽ khá hơn.
Theo dddn.com.vn