21:34 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về 'thủ phủ' thanh long xuất ngoại

Thứ bảy - 05/10/2019 21:43
Tỉnh Bình Thuận được xem là "thủ phủ" sản xuất thanh long với sản lượng hàng năm lên tới trên 600 nghìn tấn. Những năm qua, nhờ cây trồng này, nhiều gia đình trở nên giàu có.
Tỉnh Bình Thuận hiện có khoảng 29,5 nghìn ha trồng thanh long. Trong đó, hai huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc là nơi chiếm phần lớn diện tích. 
Theo sở NN-PTNT Bình Thuận, hiện nay, cây thanh long ở địa phương đạt năng suất cao với khoảng 25 tấn/ha. Bình quân, mỗi năm, nông sản này đạt sản lượng từ 600.000-700.000 tấn.  
Cây thanh long bén rễ trên đất Bình Thuận đã lâu và có nhiều vườn trên 10 năm thu hoạch. Ở những vườn này, cây được chăm sóc tốt nên hệ thống rễ chắc khỏe, bám chặt vào trụ bê tông và truyền dưỡng chất cho tán cây xanh tốt, trái chín mọng.  
Bà Lê Phương Chi, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam cho biết, để đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu, bà tập trung sản xuất 2 ha thanh long theo quy trình VietGAP. Trong năm 2020, bà sẽ mở rộng diện tích và sản xuất theo GlobalGAP.
Bà Chi chia sẻ: "Những năm trước, thanh long VietGAP, GlobalGAP cũng chỉ bán cho thương lái với giá ngang bằng thanh long truyền thống. Thời gian tới, thị trường sẽ thay đổi nên việc sản xuất trái cây chất lượng cao là cần thiết".  
Để thanh long phát triển tốt, ngoài việc làm đất, bón phân, tưới nước... nông dân Bình Thuận còn chong đèn vào ban đêm để kích thích cây sinh trưởng.
Việc chong đèn cho thanh long được nông dân thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định để kích thích cây ra hoa trái vụ. Thông thường, mỗi đêm, người làm vườn sẽ bật đèn khoảng từ 8-10 tiếng mỗi đêm và liên tục trong khoảng 15 đêm.
Cùng với việc trồng trụ truyền thống, nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng theo phương thức leo giàn. Cách trồng này sẽ giúp người dân tiện chăm sóc, bón phân và dễ thu hoạch trái chín.
Theo Sở NN-PTNT, mỗi năm, tỉnh xuất khẩu qua Trung Quốc hàng trăm nghìn tấn thanh long. Trong đó, 90% trái cây xuất theo đường tiểu ngạch còn lại là chính ngạch bởi các công ty, tập đoàn lớn. 
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tỉnh Bình Thuận tuyên truyền người dân chuyển hướng sản xuất từ truyền thống qua VietGAP, GlobalGAP. 

Để đáp ứng sự phát triển bền vững và xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc, các thị trường khó tính, tỉnh Bình Thuận quy hoạch đến năm 2025 là 30 nghìn ha thanh long với năng suất bình quân 30 tấn/ha, sản lượng đạt trên 840 nghìn tấn. Nâng diện tích thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP của tỉnh với tỷ lệ trên 50% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025.

Theo Minh Hậu - Kim Sơ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 188

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 186


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336464

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73383435