Các sản phẩm sản xuất trong tỉnh chỉ duy nhất 4 sản phẩm có mặt trong số 16000 sản phẩm đang được bày bán tại Siêu thị Co.op Mark |
Siêu thị Co.op Mark đứng chân trên địa bàn thành phố chỉ là một “mắt xích” trong chuỗi 59 siêu thị trong hệ thống trên địa bàn toàn quốc. Có mặt tại Hà Tĩnh đã 3 năm lại nay lẽ ra siêu thị sẽ là cầu nối quan trong giữa nhà sản xuất trong tỉnh với thị trường trên toàn quốc. Tiếc rằng, cho đến nay trong số trên 16.000 sản phẩm với 90% hàng nội bày bán ở siêu thị, các sản phẩm sản xuất trong tỉnh chỉ duy nhất 4 sản phẩm có mặt là: Cu đơ Phong Nga, Kẹo dẻo Dung Hiền, Rượu Hương Bộc, hàng thủy sản của Cty XNK Thủy sản Nam Kỳ Anh.
Trong các sản phẩm chỉ duy nhất có Cu đơ là đã chiếm lĩnh được thị trường 4 tỉnh: Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Hà Tĩnh. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã rất chú trọng vào việc xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu của mình. Các mặt hàng còn lại tồn tại một cách hắt hiu tại siêu thị, trong đó Cty Thủy sản Nam Kỳ Anh đã chấm dứt hợp đồng đã 4 tháng nay do không có đủ nguyên liệu để sản xuất. Sẽ bình thường nếu các sản phẩm tỉnh nhà không thể làm được, đằng này các sản phẩm trong tầm tay nhưng các cá nhân, tổ chức lại không biết nắm bắt để vào cửa siêu thị. Rau, củ, quả, nước mắm…là những mặt hàng như vây. Và, Co.op Mark hiện vẫn còn nhiều khoảng trống ở lĩnh vực này. “Từ đầu năm đến nay siêu thị đã tiêu thu khoảng 5-7 tỷ đồng từ các mạt hàng rau ,củ, quả. Lượng hàng này chủ yếu được nhập về từ Đà Lạt nên chi phí vận chuyển khá lớn. Biết vậy, nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khả dĩ hơn. Thiếu hụt, rau củ quả chúng tôi phải hợp đồng với các tư thương của Hà Tĩnh. Như vậy không có nghĩa là nhập một cách ồ ạt mà trước khi nhận về chúng tôi buộc phải Test để kiểm tra các loại hóa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng” Giám đốc Co.op Mark Văn Quốc Hoàn cho hay.
Do ảnh hưởng của tình hình lạm phát kéo dài, sức mua của siêu thị từ đầu năm đến nay bị giảm sút; tăng trưởng chỉ đạt hơn 20% so với mức tăng trưởng gần 40% như những năm trước, ngày 14/6/2012, Co.op Mark đã phối hợp với Trung tâm khuyến công& Xúc tiến thương mại tổ chức gặp mặt các nhà sản xuất trên địa bàn để tiếp cận với nguồn “cung” đầu thời giúp các cá nhân tiêu thụ sản phẩm. Kết quả thu được thật đáng buồn. Trong số 16 doanh nghiệp đã ký kết cung cấp các sản phẩm cho siêu thị như: nước mắm, đồ mộc.. cho đến nay vẫn… “bặt vô âm tín”. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng các nhà sản xuất tỏ ra thờ ơ?. Không khó tìm câu trả lời. Đó là thủ tục pháp lý. Để vào “của ải” siêu thị, ngoài việc cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, các thủ tục thuế thì giấy phép VSATTP được coi là yếu tố trở ngại lớn nhất. Thêm nữa, tư tưởng kinh doanh theo kiểu ‘ăn xổi ở thì” trong sản xuất kinh doanh vốn đã ăn sâu bám rễ trong nhưng nhà sản xuất trên địa bàn. Nghĩa là kinh doanh theo kiểu chụt giựt, “tiền trao cháo múc” mà không hề nghĩ đến việc lợi thế lâu dài là “lời ít nhưng nhiều người mua” thông qua việc quảng bá hình ảnh thông qua kênh siêu thị để tìm kiếm khách hàng trên toàn quốc.
Kẹo cu đơ là 1 trong 4 sản phẩm của Hà Tĩnh có mặt tại Co.op Mark . Ảnh minh họa |
Nói vậy, nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp nào cũng thờ ơ đối với việc vào siêu thị. Vấn đề này không chỉ có nhà cung cấp, phân phối mà còn do cả thói quen của người tiêu dùng. Sản phẩm rượu Hương Bộc là một trong số đó. Đối với các “bợm nhậu” thì thương hiệu này khá đắt khách và tiêu thụ nhiều ở nhà hàng quán nhậu và thậm chí là những quán cóc bình dân. Thế nhưng để vào siêu thị ngoài việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu trong đời sống hàng ngày thì việc bỏ vào xe đẩy hay giỏ xách một chai rượu Hương Bộc để đem về nhà lại trở nên khó khăn. Tiêu thụ sụt giảm một mặt khiến siêu thị thiếu mặn mà, mặt khác nhà cung cấp cũng chán nản bởi những nguyên tắc cứng nhắc trong khoản thanh toán tiền hàng.
Giám đốc Trung tâm Khuyến công& xúc tiến thương mại Hà Tĩnh Phan Văn Tứ cho rằng: “ Ngoài giấy chứng nhận VSATTP các nhà sản xuất cần phải đăng ký mã số mã vạch, quy cách bao bì đóng gói phải đạt chuẩn trong khi hầu hết doanh nghiệp phàn nàn hàng hóa vào siêu thị khó bán, thu hồi vốn chậm. Mới đây tại BMC đã diễn ra Hội nghị với hy vọng hàng thủy sản Việt Nam sẽ được tiêu thụ tại vùng Đông Bắc Thái Lan. Tuy nhiên chính bao bì mẫu mã xấu đã khiến các đối tác quay lưng vì nghi ngờ…chất lượng kém. Cho đến nay toàn tỉnh vẫn chưa có mô hình sản xuất rau sạch mà lượng rau chủ yếu nhập từ Nghệ An vào. Do vậy giá cao là điều đương nhiên”.
Có thể là chậm nhưng không có sự bắt đầu nào là muộn. Ngay từ bây giờ không chỉ là các ngành chức năng mà các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc xây dựng mô hình, thương hiệu đồng thời phối hợp với nhà phân phối trong việc tìm kiếm thị trường để mở rộng thị trường. Khó mà dễ, dễ mà khó. Đừng để cơ hội vươn ra chiếm lĩnh thị trường thông qua kênh siêu thị nằm ngoài tầm với của mình, ít nhất là ngay tại sân nhà
Hoài Nam
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn