19:33 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vì sao nông dân bỏ “tấc vàng”?

Thứ ba - 13/08/2013 05:01
Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống thì thật khó buộc người nông dân gắn bó với đất đai, với việc trồng cấy.

Ruộng đất là tư liệu sản xuất quý giá nhất của người nông dân, thế nhưng gần đây, việc nông dân bỏ ruộng, trả ruộng đã xảy ra ở khá nhiều nơi. Điều đó phản ánh phần nào tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh, kém hiệu quả của người nông dân hiện nay. Sự việc bất thường này rất cần được khẩn trương xem xét, nghiên cứu để đưa ra các chính sách và giải pháp khắc phục.

Các cụ ta có câu: “tấc đất, tấc vàng”, ấy vậy mà hiện nay, ngày càng có nhiều nông dân bỏ biết bao tấc vàng ấy. Hiện tượng bỏ hoang ruộng đất tập trung ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ lên tới khoảng 1.000 ha. Tính trung bình, mỗi tỉnh có khoảng 100 ha ruộng bị bỏ không. 
 

Nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều là vì thu nhập từ trồng lúa còn quá thấp (Ảnh minh họa)

Thu nhập thấp là nguyên nhân chính khiến cho nông dân từ bỏ mảnh ruộng đã gắn bó bao đời với họ. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, giá thuê nhân công 1 ngày là từ 150.000 đến 200.000 đồng, cao hơn nhiều so với ngày công của nông dân làm ruộng. Không chỉ có vậy, điều tra của tổ chức Oxfam tại Việt Nam, một tổ chức phi Chính phủ quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cho thấy, bình quân thu nhập một tháng của nông dân chỉ hơn 500.000 đồng/người.

Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống thì thật khó buộc người nông dân gắn bó với đất đai, với việc trồng cấy. Đấy là chưa nói đến việc phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, giá cả đầu vào tăng nhanh.

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc biệt quan tâm, ưu ái cho lĩnh vực này. Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” cũng đã có được đến 5 năm, nhưng tác động đến người nông dân lại không nhiều, bởi khủng hoảng kinh tế thế giới đã để lại những tác động không nhỏ, khiến chính sách đối với lĩnh vực này chưa đạt được như mục tiêu đề ra. Chính vì thế, những chính sách đối với nông nghiệp và nông dân, nông thôn cần phải được khẩn trương xem xét, điều chỉnh.

Khắc phục hiện tượng nông dân bỏ ruộng không phải đơn giản khi nói rằng chỉ cần hỗ trợ cho nông dân là được. Ngay cả chính sách hỗ trợ nông dân giữ đất lúa, với 500.000 đồng/ha, cũng chỉ như muối bỏ biển. Hay chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo, chính sách vay vốn ưu đãi thực tế vẫn chưa đến được tận tay người nông dân, chưa thực sự đem lại lợi ích cho họ như mục tiêu đề ra.

Gần 30 năm sau đổi mới, ruộng đất nhỏ lẻ được chia theo khoán hộ năm xưa đã góp phần làm đổi đời nông dân, nông nghiệp nước nhà thì nay đã không còn phù hợp trong sự phát triển đi lên của nền sản xuất hàng hóa, cơ giới hóa. Chính sách đất đai cũng cần được điều chỉnh, làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân. Thêm vào đó là những chính sách điều hành nền kinh tế để ổn định chất lượng và giá cả vật tư đầu vào, thúc đẩy liên kết trong sản xuất nông nghiệp chặt chẽ hơn.

Nông nghiệp vẫn được coi là bà đỡ cho nền kinh tế mỗi khi khó khăn, vì vậy mà chủ thể của nền nông nghiệp chính là người nông dân cần được đảm bảo một cuộc sống no ấm, đủ đầy trên mảnh vườn thửa ruộng của mình. Nếu điều này được đảm bảo, họ sẽ không bao giờ từ bỏ mảnh đất quê hương, từ bỏ tư liệu sản xuất quý giá này để tha phương cầu thực./.

Lan Hương
Nguồn vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 331


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1279141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74326112