06:12 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt Nam cần tập trung tái cơ cấu để phát triển bền vững

Thứ tư - 16/03/2016 02:13
Điểm nổi bật trong năm qua của nền kinh tế Việt Nam là thành tựu kép: Kiểm soát lạm phát (0,63%) trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao (trên 6,5%). Việc quyết liệt triển khai tái cơ cấu, cùng với tâm thế mới sẽ tạo đà cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững hơn.

 

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Đây là ý kiến của TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) tại Hội thảo công bố Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 ngày 14/3.

Bức tranh kinh tế 2015 đan xen sáng tối

Ông Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch NFSC cho biết: Hạ tầng tài chính Việt Nam được củng cố tích cực với việc sắp xếp, sáp nhập, giải thể các tổ chức tài chính (riêng năm 2015 giảm 11 tổ chức tài chính), nâng cao tính minh bạch, tăng cường quản trị rủi ro, tích cực xử lý tồn đọng, qua đó phát huy tốt hơn vai trò phân bổ nguồn lực tài chính. Năm 2015, gần 800.000 tỉ đồng (chưa tính trái phiếu Chính phủ), tương đương với gần 19% GDP, đã cung ứng cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường vốn.

Tuy nhiên, Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 cũng thẳng thắn chỉ rõ nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như chưa có động lực tăng trưởng bền vững, chủ yếu vẫn dựa vào khu vực FDI, nợ công tiếp tục tăng nhanh, bội chi ngân sách lớn…

Ông Trương Văn Phước cho rằng, trong bối cảnh tỉ giá hối đoái trên thị trường quốc tế biến động, việc điều chỉnh tỉ giá của Việt Nam vừa qua tương đối hợp lý. Tuy nhiên, việc người dân kỳ vọng sẽ tăng tỉ giá vẫn đang tạo ra sức ép lớn.

Thị trường tài chính Việt Nam còn chưa cân đối, trong đó hiện tại và trong ít nhất 5 năm nữa, tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn cung vốn chủ yếu. Việc tín dụng tăng nhanh, phản ánh sự chuyển biến, sức hấp thụ vốn của nền kinh tế tốt hơn. Hiện tại, hệ thống ngân hàng đang có lợi nhuận tốt hơn trong ngắn hạn, nhưng ông Phước lưu ý cần lưu ý rủi ro tiềm ẩn trong dài hạn. Ông Phước phân tích, riêng năm 2015 có hàng nghìn tỉ đồng nợ xấu phát sinh, trong bối cảnh nợ xấu cũ vẫn đang phải giải quyết.

Tình hình cân đối ngân sách tương đối khó khăn một phần do bối cảnh kinh tế thế giới (giá dầu giảm), trong lúc nợ công đang tiến sát tới trần cho phép, do đó dư địa điều chỉnh ngày càng hạn chế hơn. Năm 2015 là một năm thành công trong đàm phán hội nhập kinh tế nhưng hội nhập thị trường tài chính còn chưa tương xứng.

“Chúng ta còn phụ thuộc bên ngoài nhiều, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước chuyển biến tốt tuy còn chậm, thị trường chứng khoán suy giảm, tỉ lệ cổ phần hóa nắm giữ của tư nhân đối với doanh nghiệp Nhà nước vẫn thấp”, ông Phước nói.

Đóng góp ý kiến cho Báo cáo, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam có cùng quan điểm với NFSC khi cho rằng, dù nền kinh tế đạt mức tăng trưởng khá cao, nhưng cần quyết liệt hơn trong tái cấu trúc. Trong năm vừa qua, ngoài ngành ngân hàng diễn ra tái cấu trúc tương đối mạnh với các hoạt động mua bán, sáp nhập khá sôi động, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và đầu tư công còn chậm.

“Việc cố gắng tăng trưởng nhanh khi cấu trúc kinh tế chưa chuẩn sẽ khiến tốn kém nhiều chi phí hơn, ngân sách sẽ chịu nhiều sức ép”, ông Thiên nhấn mạnh.

Những điểm nghẽn cần khắc phục

Lãnh đạo NFSC cũng đưa ra dự báo cho năm 2016. Theo đó, kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, bất định, chính sách tài chính tiền tệ của các nền kinh tế lớn có thể diễn biến khó lường, thiên tai tiếp tục phức tạp. Đây sẽ là những nhân tố ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dư địa chính sách hạn hẹp, nguồn lực tài chính quốc gia hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước có thể cải thiện do các hiệp định thương mại tự do được ký kết và triển khai thực hiện, ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì.

Về lĩnh vực ngân hàng, NFSC cho rằng, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như huy động vốn duy trì ở mức cao, kiểm soát nợ xấu ở mức thấp (< 3%)…

Nhưng năm 2016, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với những rủi ro như giá nhiên liệu và hàng hóa chủ chốt vẫn biến động bất thường, khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu trên nhiều lĩnh vực vẫn còn chậm.

Phó Chủ tịch NFSC Trương Văn Phước cho rằng, thời gian tới, dù kinh tế thế giới phục hồi nhưng còn bấp bênh, lãi suất âm phổ biến. Giá hàng hóa tiếp tục dự kiến thấp khiến tổng cầu thế giới khó khăn và sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế Việt Nam.

Ông Phước nhận định, lãi suất có điều kiện để giảm hơn nữa, tuy nhiên, nếu điều chỉnh chính sách vốn trung, dài hạn và ngắn hạn không hợp lý thì khó thực hiện.

Việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng phương thức điều hành tỉ giá hối đoái trung tâm làm tỉ giá linh hoạt hơn đủ điều kiện thích ứng biến động thị trường quốc tế hơn. Với các phân tích tổng hợp, NFSC dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2016 ở mức 6,7-6,8% và tốc độ tăng CPI khoảng 3-3,5%.

Dưới góc độ chuyên gia, ông Lê Đức Thúy (nguyên Chủ tịch NFSC) nhấn mạnh, việc phân tích tổng quan thị trường tài chính 2015 rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách năm 2016 và các năm tiếp theo. Tuy nhiên, cần phân tích nhiều hơn về sự ảnh hưởng kinh tế quốc tế, đặc biệt phân tích cụ thể nguy cơ “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đến Việt Nam để có những ứng phó phù hợp.

Ông Thúy cho rằng, một trong những điểm quan trọng là phải giải quyết dứt điểm nợ xấu. Cần coi giải quyết nợ xấu là vấn đề chung của nền kinh tế, không nên chỉ là việc của ngân hàng.

“Cần phải rành mạch, ai mắc lỗi thì phải chịu trách nhiệm, nhưng xử lý nợ xấu là việc chung của cả nền kinh tế, không nên cho rằng đó là lỗi của ngân hàng và đặt việc này sang một bên. Nếu huyết mạch của nền kinh tế (hệ thống ngân hàng) bị tắc thì nền kinh tế cũng khó phát triển”, ông Thúy nói.

Bên cạnh đưa ra nhận định tổng quan và dự báo kinh tế, NFSC cũng chính thức công bố việc áp dụng các chỉ số dẫn báo kinh tế. TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch NFSC khuyến nghị, các cơ quan Nhà nước cần thay đổi tư duy khi hoạch định chính sách. Cụ thể, phải chấm dứt tư duy xây dựng kinh tế theo kế hoạch, quyết tâm chính trị chủ quan để bám sát tình hình thực tiễn với các phân tích có tính định lượng cụ thể.

Là cơ quan đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chỉ số dẫn báo để dự báo kinh tế vĩ mô, NFSC đã xây dựng công cụ này dựa trên mô hình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), có sự vi chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam.

“Nếu kết hợp với các dữ liệu thống kê đầu vào đầy đủ, chuẩn hóa, thì đây sẽ là công cụ quan trọng cho công tác dự báo kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam”, ông Ngoạn nói.

Theo Baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 332

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 330


Hôm nayHôm nay : 62081

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1034249

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71261564