14:51 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vườn cam sành tiền tỷ trái sai "phát hờn" của anh thợ cơ khí

Thứ bảy - 14/07/2018 03:42
Vốn là thợ cơ khí chuyển sang ngang sang làm nông, nhưng anh Nguyễn Tấn Long, ấp Vĩnh Sơn, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) lại khiến nhiều bác nông dân “Hai Lúa” phục lăn khi trồng vườn cam sành tươi tốt, sai trĩu quả.

Bén duyên với cam sành

Ông Nguyễn Văn Trạng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long nói rất quả quyết: “Ông này đất ít nhưng trồng cam sành thì năng suất, sản lượng trên cùng một đơn vị diện tích vượt xa so với người khác. Ổng lại còn rất nhiệt tình hướng dẫn người trồng cam sành xung quanh làm theo cách của mình nên nhiều người đã phát tài nhanh chóng”. Người mà anh Trạng nhắc dến với sự quý mến đó là anh Nguyễn Tấn Long, 46 tuổi ngụ ấp Vĩnh Sơn, xã Hòa Bình.

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 1

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 2

 Anh Nguyễn Tấn Long bên vườn cam sành của gia đình. Ảnh: A.T

Từ năm 2016 đến nay tuy, giá bán cam sành giao động chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, nhưng bù lại sản lượng tăng thêm khoảng 2 tấn/công nên cũng đã giúp anh Long duy trì nguồn lãi mỗi năm từ 500-600 triệu đồng.

Anh Long vốn xuất thân là thợ sửa chữa cơ khí chuyên đóng các loại thùng suốt lúa và các thiết bị cơ khí nông nghiệp khác. Mấy năm gần đây, nghề có vẻ suy nên cuộc sống, thu nhập của anh Long không mấy khấm khá. Đó là lý do để anh tính chuyển nghề sang… làm nông.

Từ năm 2013, anh Long đã bắt đầu chuyển đổi 6 công đất lúa sang trồng cam sành chất lượng cao. Trồng cam sành vốn là thế mạnh của huyện Trà Ôn từ bao đời nay. Từ suy nghĩ trên, anh Long đã cất công lặn lội đi tìm hiểu kinh nghiệm trồng cam, kỹ thuật trồng cam sành ở Đồng Tháp, Vĩnh Long. Không dừng lại đó, anh còn đến tận trường Đại học Cần Thơ; Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam để học hỏi các thầy, nhờ tư vấn kỹ thuật trồng cam sành.

Anh Long cho biết: “Nếu như người khác trồng thì sau 2 năm cam sành mới bắt đầu cho trái “chiến”, nhưng với cách làm của tôi thì chỉ sau 17 tháng là tôi đã có cam thu hoạch lứa đầu tiên. Nói hổng phải khoe, nhưng lần đầu tôi trồng là trúng quá chừng luôn. Loại trái cây này có cái dễ nhưng cũng có khó. Điều quan trọng là phải biết thổ nhưỡng của mình hợp với cây gì, cách chăm sóc, bón phân thế nào là hợp lý. Cây ra trái rất sai, nhưng người trồng không nên ham mà để nhiều, nên tỉa, cắt bớt để cây dưỡng quả, dưỡng cây, tránh việc cây cam sành bị suy kiệt quá sớm”.

Anh Nguyễn Tấn Long kể thêm, năm 2014, với năng suất 5 tấn cam/công, giá bán lúc bấy giờ là 35.000 đồng/kg, trừ tất cả chi phí đầu tư anh còn lãi trên 700 triệu đồng. Năm 2015, anh thu lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng do sản lượng cam sành tăng cao.

Canh tác bền vững

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 3

Cận cảnh những chùm cam sành căng mọng trong vườn của gia đình anh Nguyễn Tấn Long. Ảnh: A.T

Theo kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm trồng cam sành mà mình thích lũy được, anh Long cho biết, cần phân bố tỷ lệ phân bón thích hợp giữa hữu cơ và vô cơ. Cụ thể, về cơ cấu phân bón, anh Long bón 80% phân hữu cơ. Phân hữu cơ bón cho cam sành được anh Long dùng gồm phân gà, phân bò khô, phân dơi… Cạnh đó, khi trồng tránh trồng quá dày cây sẽ mau “suy”. Nếu trồng cam sành dày thì thường chỉ phát triển tốt, cho khai thác trái từ 3-5 năm, còn vườn cam sành của anh Long trồng với mật độ hợp lý sẽ khai thác ổn định từ 10-15 năm.

Không chỉ vậy, anh Long còn trồng xen kẽ giữa những hàng cam sành là các cây bạch đàn với công dụng tạo bóng mát; giúp cam sành không bị gió mạnh làm gãy đổ; tránh tình trạng trái cam bị đốm sáng do ánh nắng rọi vào giúp vỏ cam sáng bóng tự nhiên, đẹp, bắt mắt. Đây cũng là nguyên nhân vì sao thương lái thường mua cam sành của anh Long cao hơn từ 1.000-2.000 đồng/kg so với những nhà vườn chung quanh.

 vuon cam sanh tien ty trai sai 'phat hon' cua anh tho co khi hinh anh 4

Để không rơi vào tình trạng cam sành “dội chợ”, anh Nguyễn Tấn Long chọn phương án cho ra trái rãi vụ. Mỗi năm, anh thu hoạch trái khoảng 5 đợt luân phiên nhau. Cạnh đó, anh còn chủ động nguồn nước tưới không để vườn cam sành khô hạn hay ngập úng. Ông Nguyễn Văn Trạng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Bình khoe: “Anh Long đã nhiều năm đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi tỉnh Vĩnh Long…”.

Theo danviet.vn

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 215

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 214


Hôm nayHôm nay : 53124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 379078

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73426049