13:07 EDT Chủ nhật, 19/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vườn rau "5 không" của các bạn trẻ Buôn Ma Thuột

Thứ bảy - 31/08/2019 03:21
Đó là những vườn rau hữu cơ của các bạn trẻ Thành phố Buôn Ma Thuột, gửi đến bạn bè và người dân cả nước.

Thời gian gần đây, vườn rau hữu cơ của một nhóm bạn trẻ tại thôn 1, xã Cư Êbur (TP. Buôn Ma Thuột) thu hút sự quan tâm của nhiều người, bởi thông điệp sản xuất nông nghiệp sạch, gửi đến nhiều người dân Tây Nguyên.

rau-666.jpg
 
 
 
 
 
 
 
 

 Một góc trang trại hữu cơ của anh Y Thơ Hwing.

Theo đó, khu vườn ở trên đồi cao, nằm cách biệt với khu dân cư, phía sau khu du lịch sinh thái Đầu Nguồn. Ngày cuối tuần, có rất đông người đưa bạn bè, gia đình đến đây chơi và mua rau sạch.

Trong vườn, nhiều em nhỏ thích thú khi được tự tay hái trái cây, nhặt rau cho thỏ ăn. Mấy bạn trẻ thì thỏa thích chụp hình bên khu nhà sàn và những luống hoa đủ các loại.

Anh Y Thơ Hwing – chủ vườn, vừa điều hành công việc sản xuất, vừa tất bật giới thiệu về các loại rau mà khách muốn tìm hiểu.

Hiện, vườn có diện tích hơn 1 ha, anh kêu gọi thêm 2 người bạn đam mê nông nghiệp cùng hùn vốn. Để trồng rau sạch, đất được nuôi dưỡng, cải tạo và diệt mầm bệnh kỹ lưỡng, nguồn nước cũng đã kiểm tra, bảo đảm không bị ô nhiễm.

Anh Y Thơ và các cộng sự, thiết kế lại không gian vườn, thành nhiều khu vực bài bản, làm nhà màng ươm giống, lắp hệ thống tưới tự động,  lên luống trồng rau.

Lứa đầu tiên xuống giống đầu năm 2019, với nhiều loại rau ngắn ngày. Giữa các luống rau, trồng xen cây ăn trái, hoa và những cây có tác dụng xua đuổi sâu và vi sinh vật gây hại.

Đặc biệt, các công đoạn, luôn quán triệt nguyên tắc “5 không” (không phân hóa học, không giống biến đổi gen, không thuốc BVTV, không chất kích thích và chất bảo quản).

Do canh tác hữu cơ, nên hệ sinh thái luôn bảo đảm cân bằng, sử dụng thiên địch để diệt sâu, đuổi côn trùng bằng long não và các hỗn hợp sinh học tự chế.

Những lứa rau đầu tiên, một số năng suất kém, thậm chí không được thu hoạch, phải tiếp tục bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất.

Hiện, trang trại đã  có 4 sào canh tác ổn định theo phương pháp hữu cơ hoàn toàn, với 20 loại rau từ rau gia vị, rau sống, đến củ, quả, cho thu hoạch thường xuyên với sản lượng 50 kg/ngày.

Rau hữu cơ mặc dù giá bán cao, nhưng sản phẩm luôn được các cửa hàng thực phẩm sạch và khách hàng đến tận vườn mua hết.

Anh Y Thơ cho biết, thời gian tới, trang trại sẽ mở rộng diện tích trồng và xen canh nhiều loại rau, củ, quả khác, và ký  hợp đồng với các cửa hàng, bếp ăn tập thể, để sản xuất theo đơn đặt hàng.

Ngoài ra, trang trại còn được đặt tên là “Vườn tử tế”, làm nông nghiệp sạch, không bóc lột quá mức tài nguyên đất đai, nguồn nước, môi trường.

 “Vườn tử tế” đã được Tỉnh Đoàn chọn tham gia Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2019 do Trung ương Đoàn tổ chức.

Hiện, “Vườn tử tế” đang được đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch nông nghiệp, khu thực hành 1.500 m2, có đầy đủ nông cụ, phục vụ các em nhỏ trực tiếp tham gia sản xuất hữu cơ.

Mặt khác, vườn cũng sẽ liên kết với đồng bào Êđê, buôn Akô Dhông, triển khai du lịch homestay, phục vụ du khách có nhu cầu trải nghiệm văn hóa cồng chiêng, ẩm thực, và sản xuất nông nghiệp truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ.

Đà Lạt: Hoa cúc rớt giá, tiêu thụ chậm

Sau Rằm tháng 7 Âm lịch, giá hoa cúc cắt cành tại các nhà vườn ở Đà Lạt quay đầu giảm giá mạnh. 

hoa-331.jpg

  Hoa cúc Đà Lạt sau Rằm tháng 7 đến nay, giảm giá mạnh

Bên cạnh việc lo lắng giá hoa giảm sâu, người trồng còn đối mặt với việc, thương lái từ Bắc đến Nam không mặn mà nhập hàng. Ngoài bông cúc loại 1, số còn lại phải nhổ bỏ vì ế ẩm.

Tại vùng chuyên canh Đà Lạt, Làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Xuân Thành, giá cúc cành chỉ 1.800 - 2.000 đồng/cành. Trong đó, cúc đại đóa 2.000 đồng/cành, cúc kim cương 1.800 đồng/cành.

So cùng kỳ năm trước, mức này thấp hơn một nửa. Thê thảm hơn, hoa cúc chùm chỉ còn 5 - 8.000 đồng/bó 5 cành loại đẹp, tiêu thụ rất chậm.

Bà Nguyễn Thị Minh Hoa, Phường 12, cho biết, bà có 4,5 sào hoa cúc lưới cánh dài. Khoảng 10 ngày trước, thương lái đến tận vườn thu mua với giá 35- 40.000 đồng/chục cành.

Từ đó đến nay, thương lái thông báo, giá hoa giảm còn 24.000 đồng/chục cành loại 1; 10.000 đồng/chục cành loại 2.

“Trong vườn còn hơn 2 sào cúc đến ngày thu hoạch, nhưng thương lái không đến lấy. Gọi cho họ thì họ cứ hẹn, thậm chí một số thương lái TP Hồ Chí Minh còn bảo, nhà vườn ngừng gửi cúc chum, vì hoa không bán được. Nếu vài ngày nữa, thương lái không đến cắt, thì hoa tàn, phải phá bỏ” - bà Hoa cho hay. 

Cũng theo bà Hoa, những năm trước, giá hoa cao, ổn định, mỗi sào lãi ròng 40 triệu đồng, năm nay,  lãi không đáng kể. 

Tương tự, bà Lê Thị Hạnh (Phường 12, TP Đà Lạt) cũng đang lo lắng khi thương lái không đến lấy hoa. Bà Hạnh canh tác 8 sào, gồm cúc đóa, cúc kim cương và cúc Art (gọi là cúc AT).

Hiện, giá cúc đóa giảm hơn nửa, và chỉ còn 20.000 đồng/chục cành, cúc AT giảm từ 16.000 đồng/5 cành xuống còn 10.000 đồng/5 cành. 

Với mức giá này, nếu thương lái chịu mua thì còn vớt vát được vốn, bằng không thì thiệt hại nặng. 

Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 12, cho biết: “Hiện có hơn 70 ha hoa cúc thu hoạch Rằm tháng 7. Song, do giá hoa cúc quá rẻ, đặc biệt, loại cúc chùm, hàng loại 2, không bán được, nên nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ. Nguyên nhân, do thị trường sau Rằm tháng 7 tiêu thụ chậm, trong khi trước đó thương lái đã chuẩn bị một lượng hàng dồi dào, phong phú.            

Trùn quế và nông nghiệp sạch ở Lâm Đồng

Mô hình nuôi trùn quế bằng phế phẩm nông nghiệp, được giải cao trong cuộc thi khởi nghiệp của Hội Phụ nữ năm 2018, đồng thời lọt vào top đầu Trung ương Hội Phụ nữ.

trun-99.jpg

Chị Huyền người đầu tiên ở Đơn Dương thành côngtừ  mô hình trùn quế. Ảnh H.Y

Qua đó, chị Phạm Thị Thanh Tuyền (xã Quảng Lập, Đơn Dương) đã mạnh dạn thành lập HTX Phụ nữ Trùn quế Đơn Dương, không chỉ giúp cho gia đình, mà còn giúp nhiều chị em có thêm thu nhập.

Nuôi trùn quế là giải pháp tối ưu, đem lại nhiều lợi ích không chỉ về kinh tế, mà còn tạo ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp sạch, hiện đang được chị Tuyền đi tiên phong. 

Chị Tuyền chia sẻ, chị ấp ủ nuôi trùn quế từ lâu, rồi vì xem ti vi thấy nhiều người làm hiệu quả, vậy, tại sao mình không tận dụng thế mạnh là vùng nông nghiệp với phế phẩm rau, củ thải ra rất lớn, làm thức ăn cho trùn quế.

Đồng thời, sử dụng phân trùn quế để bón lại cho cây, nghĩ là làm, chị bắt đầu tìm hiểu, nuôi thử nghiệm 20 m2 ở nhà,  dùng rác thải nông nghiệp từ rau, củ, quả bỏ đi để làm thức ăn cho trùn.

Sau 3 tháng, không những có phân bón cho vườn, mà trùn quế còn được công ty nuôi cá tầm ở Lạc Dương thu mua với 40.000 đồng/kg.

Từ đó, chị mở rộng diện tích lên 400 m2 vào đầu năm 2019, và cung cấp ra thị trường 300 tấn phân hữu cơ từ trùn quế, rất tốt trong trồng trọt.

Nhận thấy, đây là mô hình đầu tư thấp, có thể mở rộng, phù hợp với chị em phụ nữ, tháng 7/2019 chị quyết định thành lập HTX Phụ nữ Trùn quế Đơn Dương, với diện tích lên đến 1.000 m2.

Hiện, mô hình đã làm giảm tối đa vốn đầu tư ban đầu, bằng việc tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương (phế phẩm rau sau thu hoạch) để tạo ra sản phẩm trùn quế và phân bón.

Mục tiêu của HTX là: năm đầu tiên, tiếp cận khoảng 1% diện tích đất canh tác nông nghiệp của huyện Đơn Dương, với tổng diện tích 23.000 ha, sử dụng phân trùn, để cải tạo đất và sản xuất nông nghiệp sạch.

HTX sẽ cung cấp thịt trùn quế tươi, cho các cơ sở nuôi cá tầm Đà Lạt, khoảng 30 tấn thịt trùn quế/mùa/năm. Ngoài ra, sẽ xử lý được khoảng 30% phụ phẩm nông nghiệp, và chất thải chăn nuôi.

Phân từ trùn quế để trồng rau sạch, thịt trùn quế làm thức ăn cho gà, vịt, bò, heo, bồ câu, cá... “Sinh khối trùn quế được ví như một nhà máy rác tự nhiên, khả năng tiêu thụ, phân giải rác hữu cơ và chất thải chăn nuôi lớn.

Trung bình, 1 tấn trùn quế/3 tháng, xử lý được 70-80 tấn rác nông nghiệp hữu cơ, hoặc 50 tấn chất thải gia súc, gia cầm”, chị Tuyền cho biết thêm.

Sản phẩm trùn quế còn giúp cải thiện và bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa các nguồn rác hữu cơ, phân chuồng chưa qua xử lý. Phân trùn quế làm giảm mức độ sử dụng phân hóa học, giúp cây trồng phát triển tốt.

Tăng khả năng chống sâu bệnh, giảm sử dụng thuốc BVTV. Với những khu vực ô nhiễm, nếu nuôi trùn quế, cũng có thể làm sạch được môi trường nước. 

Ông Võ Minh Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lập cho biết, HTX Trùn quế Đơn Dương, đã và đang mang lại hiệu quả về nhiều mặt, tận dụng phế phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, để tạo ra phân và thịt trùn quế, phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Mô hình còn tạo ra việc làm cho một bộ phận lao động, đặc biệt là lao động nữ. Với tiềm năng, ưu thế về vùng nguyên liệu chuyên canh, cây nông nghiệp có tại địa phương, đây là mô hình  tốt để HTX phát triển bền vững.

Theo  An Như (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 70165

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1030667

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61352624