17:19 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XK nông sản, thực phẩm của Sơn La đạt 78 triệu USD

Chủ nhật - 30/06/2019 01:21
Việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, thực phẩm của tỉnh Sơn La năm nay tăng, tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng cao của các sản phẩm.

sonla.jpg

6 tháng đầu năm 2019, tỉnh Sơn La đã xuất khẩu gần 10.000 tấn xoài, chuối, chanh leo, thanh long, mận hậu; 550 tấn rau và hơn 40.000 tấn tinh bột sắn, tổng giá trị đạt 78 triệu USD.  Thị trường xuất khẩu sang các nước ngày càng được mở rộng, ngoài xuất sang Trung Quốc, Campuchia, sản phẩm nông sản của Sơn La đã vươn đến các nước: Anh, Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Để giúp nông dân ngày càng thu nhập cao, thị trường xuất khẩu ổn định, tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, tổ chức quảng bá giới thiệu sản phẩm, thu hút các nhà máy chế biến nông sản. Đồng thời, phát huy thế mạnh các vùng nguyên liệu rau, củ, quả, cây ăn quả trên diện tích canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới. 

Kế hoạch tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu năm 2019 của tỉnh Sơn La phấn đấu đạt gần 150 triệu USD, tăng 30% so với năm 2018.

Cơ hội "đầu ra" cho vựa bưởi Mỹ Tân 

Có dịp đi một vòng qua xóm Mỹ Tân, xã Tân Thành (Lương Sơn, Hòa Bình) sẽ thấy nơi đây trù phú, xum xuê vùng cây ăn quả có múi. Bà con nông dân tập trung phát triển sản xuất với cây trồng chủ lực là bưởi Diễn, kết hợp nghề chăn nuôi lợn, gia cầm.

buoi.jpg

Cán bộ Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản tỉnh khảo sát chất lượng vùng trồng bưởi của HTX Nông nghiệp Mỹ Tân: Ảnh Báo Hòa Bình

Thay lời xác nhận đây chính là vựa bưởi của xã nhà, anh Đỗ Quốc Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Tân đưa dẫn chứng cụ thể: HTX Nông nghiệp Mỹ Tân thành lập từ tháng 8/2018, tiền thân là CLB Hội làm vườn Mỹ Tân. HTX quy tụ 41 thành viên, chủ yếu là hội viên nông dân của xóm này. Tính ra, tổng diện tích cây ăn quả hiện có 64 ha, trong đó có 45 ha bưởi, còn lại là cam, ổi. Nông dân trong xóm đã có doanh thu từ cây bưởi trong 7 - 8 năm nay, nhiều hộ có diện tích trồng lớn (1 - 2 ha). Về chăn nuôi, có tổng cộng 200 con dê, 3 vạn con gà, 260 con lợn bản địa, trên 1.100 lợn thịt và 60 con bò.

Vị trí địa lý gần thị trường Thủ đô Hà Nội là một lợi thế để các hộ trồng trọt, chăn nuôi trong xóm tranh thủ điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều hộ trong số đó đã lo xa về vấn đề tiêu thụ sản phẩm tương lai sau này. Niên vụ thu hoạch bưởi 2018 - 2019, qua kết quả tổng hợp của HTX Nông nghiệp Mỹ Tân, diện tích bưởi cho thu ổn định từ 4 - 5 niên vụ là 13 ha, năng suất đạt được 20 tấn quả/ha, sản lượng toàn vụ đạt 260 tấn. Xét về doanh thu, lợi nhuận mang lại thì vùng trồng bưởi Diễn Mỹ Tân không thua kém bất cứ vùng trồng bưởi các huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Cao Phong. Dự kiến, niên vụ thu hoạch 2019 - 2020 tới, diện tích bưởi ở thời kỳ kinh doanh sẽ tăng lên 16 ha.

Không chỉ biết đến là vựa bưởi của huyện Lương Sơn, chất lượng bưởi Diễn ở Mỹ Tân luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao về độ ngọt đậm, dóc vỏ, tép không bị khô. Có một thực tế là lâu nay, việc tiêu thụ bưởi và một số sản phẩm nông sản ở đây hoàn toàn bị chi phối bởi tư thương. Do sản lượng nhiều, nhất là trước tình hình vùng trồng cây ăn quả có múi ngày càng mở rộng trên phạm vi trong tỉnh và cả nước, một số hộ phải mang tiêu thụ ở thị trường tự do, cụ thể là đưa vào các chợ để bán lẻ tới tay người tiêu dùng. Điều này cho thấy thực trạng cạnh tranh sản phẩm, tiêu thụ trên thị trường ngày càng khó khăn cho người trồng bưởi xóm Mỹ Tân.

Phú Thọ: Nuôi dê sinh sản hướng thịt

Hội LHPN tỉnh phối hợp với UBND thị xã tổ chức lễ ra mắt mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt”.

nuoi-de.jpg
Ảnh: Báo Phú Thọ

 
Dê là loài động vật dễ ăn, ít bị bệnh, sức đề kháng cao, chăn thả tự nhiên; thức ăn chủ yếu là cây, cỏ, hoa lá, không cần bổ sung nhiều thức ăn tinh bột; chăn nuôi không vất và cũng không tốn kém như những mô hình khác. Ngoài cung cấp nguồn thực phẩm cho con người dê còn cung cấp lượng phân bón dồi dào cho các loại cây nông nghiệp. Mô hình “Nuôi dê sinh sản hướng thịt” được Hội LHPN thị xã triển khai nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống góp phần xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.

Tại lễ ra mắt Hội LHPN thị xã đã trao 98 con dê giống đã được tiêm phòng vác-xin cho 7 gia đình hội viên đủ điều kiện tại 5 xã, phường: Văn Lung, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh và phường Thanh Vinh.

Gần 600ha ngô nhiễm sâu keo mùa thu

Do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, khô hạn kéo dài giai đoạn giữa tháng 4 - đầu tháng 5 khiến thời vụ gieo trồng không tập trung và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển cây ngô ở huyện Tuần Giáo, Điện Biên.

Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng hơn 6.220ha ngô, trong đó nhiều diện tích gieo trồng muộn đang ở giai đoạn sinh trưởng từ 5 - 9 lá. Sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại ở 17/19 xã với tổng diện tích nhiễm gần 600ha (trong đó, diện tích nhiễm nặng 175ha). Dù nông dân đã thực hiện các biện pháp phòng trừ, tuy nhiên do việc gieo trồng không tập trung cùng với hiện tượng sâu gối lứa liên tục nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ sâu keo mùa thu bùng phát thành dịch trên cây ngô xuân hè và các vụ ngô tiếp theo.

Trước tình hình đó, huyện Tuần Giáo vừa ban hành Công văn số 978/UBND - BVTV, về tăng cường chỉ đạo phòng, chống sâu keo mùa thu trên cây ngô năm 2019. Theo đó, huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương trên địa bàn có diện tích ngô bị nhiễm sâu keo mùa thu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn nông dân nhận biết, xác định thời điểm và kỹ thuật phòng chống phù hợp. Thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và đề xuất giải pháp quản lý sâu keo mùa thu kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục khảo nghiệm, lựa chọn các giống ngô có khả năng chống chịu với sâu keo mùa thu…
https://kinhtenongthon.vn/tin-nn-tay-bac-xk-nong-san-thuc-pham-cua-son-la-dat-78-trieu-usd-post28808.html

Theo  V.N (tổng hợp)/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 202

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 201


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 484915

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70712230