Sáng 14/1, tại trường Đại học Trà Vinh diễn ra hội thảo khoa học với chủ đề “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững ĐBSCL”.
Trà Vinh là tỉnh cuối nguồn sông Mê Kông có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển. Trà Vinh được Trung ương quy hoạch và đầu tư nhiều công trình trọng điểm mang tầm quốc gia như: Điện lực Duyên Hải, luồng cho tàu biển có tải trọng lớn vào các tỉnh sông Hậu, khu kinh tế Định An.
Ông Lê Văn Hẳn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết bên cạnh những lợi thế Trà Vinh còn nhiều điểm nghẽn cần được khắc phục trong phát triển kinh tế xã hội. |
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chủ động thu hút nhiều công trình khai thác tiềm năng lợi thế của kinh tế biển như hạ tầng cảng biển, điện gió, điện mặt trời, chế biến thuỷ sản, du lịch.
Hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh khá phát triển, nhất là giao thông thuỷ bộ với 4 quốc lộ và 2 sông lớn. Đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hoá, đi lại trong vùng ĐBSCL với Đông Nam Bộ và sang Vương quốc Campuchia.
Khu kinh tế Định An đã có quy hoạch 719 ha cảng hàng không sau năm 2030. Dự kiến, tháng 6/2020, Cảng cá Định An sẽ hoàn thành 1 trong 3 bến. Khi đưa vào hoạt động có khả năng tiếp nhận tàu cá có tải trọng 50.000 tấn, là cảng biển lớn nhất ĐBSCL.
Đặc biệt, trường ĐH Trà Vinh có hơn 20.000 sinh viên theo học, mỗi năm cung cấp cho thị trường lao động từ 4.000-5.000 người. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.
Đại biểu tham dự hội thảo đưa ra nhiều góp ý đưa Trà Vinh thành trung tâm kinh tế biển của vùng. |
Ngành nông nghiệp đóng góp vai trò quan trọng, cung cấp cho công nghiệp chế biến gần 1,3 triệu tấn lương thực, 227 nghìn tấn trái cây, 220 nghìn tấn hải sản. Năm 2019, Trà Vinh là tỉnh có tốc độ phát triển đứng đầu ĐBSCL với, tốc độ tăng trưởng GRDP là 14,85%. Quy mô kinh tế đạt 59.693 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt trên 59 triệu đồng đứng thứ ba tại ĐBSCL.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Hẳn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho rằng việc xây dựng nền tảng để phát triển bền vững kinh tế biển trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề cần được quan tâm như: chưa kết nối được với các tỉnh phía đông như Sóc Trăng bơi chưa có cầu Đại Ngãi.
Đầu tư luồng tàu biển vào sông Hậu chưa hoàn thiện, chưa có quy hoạch tổng thể toàn vùng để tập trung đầu tư, có nguy cơ lãng phí nguồn lực quốc gia. Hạ tầng khu công nghiệp chưa đồng bộ, nền nông nghiệp thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Xây dựng Trà Vinh thành trung tâm logistic của vùng
Tại hội thảo nhiều nhà khoa học, diễn giả đã chỉ ra nhiều giải pháp để Trà Vinh trở thành trung tâm kinh tế biển của vùng.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Trường ĐH Ngoại thương đã chỉ ra nhiều giải pháp như: Trà Vinh cần chủ động liên kết vùng, phát triển chuỗi giá trị nông sản, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng hạ tầng. Đặc biệt, quan trọng nhất là phát triển Trà Vinh thành trung tâm logistic mà cụ thể là xây dựng trung tâm logistic hạng 2 tại khu kinh tế Định An.
Các đại biểu cho rằng Trà Vinh nên định hướng là Trung tâm Logistic của vùng dựa trên lợi thế biển. |
Ông Bùi Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Cảng - Kỹ thuật biển cho biết: Trà Vinh có nhiều ưu thế vuợt trội so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL.
Thứ nhất, là dự án luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu. Thứ hai là, khu cảng Duyên Hải có đê chắn sóng được xây dựng đầu tiên tại Nam Bộ. Diện tích mặt nước trong bể cảng là 536 ha được 2 đê chắn sóng, hoàn toàn có thể đầu tư bố trí khu cảng tổng hợp Định An cho tàu tải trọng lớn.
Khu cảng biển Duyên Hải là khu cảng duy nhất tại ĐBSCL có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000 DWT đầy tải. Hai dự án này ghép chung lại tạo nên ưu thế tổng thể để Trà Vinh là trung tâm cảng biển trong phát triển logistic cho vùng ĐBSCL.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn