00:22 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng cánh đồng mẫu lớn: Nhiều khó khăn cần giải

Thứ năm - 04/07/2013 03:14
Vụ xuân năm 2013, xã Hưng Đạo (Đông Triều) địa phương đầu tiên trong tỉnh được lựa chọn xây dựng mô hình CĐML. Mô hình thành công, bài học kinh nghiệm được rút ra và từ đây nhân rộng ra các địa bàn khác để đảm bảo mục tiêu năm 2014 xây dựng được 2 CĐML ở huyện Hải Hà và Đầm Hà, 2015 xây dựng 1 CĐML ở TX Quảng Yên. Quyết tâm đã có, các địa phương đều sẵn sàng.

Mới chỉ là “dáng dấp”

Ông Nguyễn Trọng Thoan, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Hưng Đạo (Đông Triều) cho biết: Vụ xuân vừa qua xã có 60ha được chọn làm mô hình điểm xây dựng CĐML. Qua thực tế sản xuất cho thấy, mô hình CĐML đã mang lại hiệu quả khá cao, giảm chi phí sản xuất, giảm công lao động do gieo cấy cùng thời điểm, cấy cùng loại giống, thời điểm chăm sóc giống nhau nên cho năng suất cao hơn hẳn các diện tích khác, đạt từ 68-70 tạ/ha. Trong thời gian tới, cùng với sự hỗ trợ của huyện, của Trung tâm khuyến nông khuyến ngư, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất trên CĐML 60ha đã được xây dựng, xã sẽ hình thành một số CĐML trong vụ mùa năm nay và sẽ từng bước mở rộng thêm một số cánh đồng nữa trong vụ xuân năm sau. Tuy nhiên qua tham khảo chúng tôi nhận thấy nếu so với tiêu chí quy định của Bộ NN&PTNT và mức thu nhập của các địa phương khác trong cả nước thì những CĐML của địa phương mình mới chỉ mang “dáng dấp” của CĐML. Và cũng mới đáp ứng được phần nào tiêu chí của CĐML là sản xuất tập trung có định hướng và quy hoạch của chính quyền địa phương, có được sự tham gia liên kết giữa 4 nhà, có được hiệu quả cao hơn so với các vùng sản xuất thông thường trước đây.

Nông dân phường Tiền An (TX Quảng Yên) chăm sóc ruộng đỗ Hà Lan trong vùng trồng rau an toàn.
Nông dân phường Tiền An (TX Quảng Yên) chăm sóc ruộng đỗ Hà Lan trong vùng trồng rau an toàn.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, trong tổng diện tích trên 50.880ha đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh có 35.858ha đất để trồng cây hàng năm và 15.227ha đất trồng cây lâu năm. Cây trồng chủ lực và sản phẩm chủ yếu của Quảng Ninh vẫn là lúa gạo, hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt không có do năng suất cây trồng thấp, chi phí sản xuất cao. Hàng năm tỉnh vẫn phải nhập từ các tỉnh ngoài từ 200-300 tấn lương thực các loại, số lương thực dư thừa của các hộ trồng lúa, ngô sau khi cân đối tiêu dùng cho gia đình chủ yếu được trao đổi tiêu thụ trong thị trường nội địa. Dù địa hình sản xuất khá phức tạp và mang tính phân tán, nhưng trên địa bàn tỉnh cũng có được diện tích sản xuất nông nghiệp lớn và tập trung ở các địa phương Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà. Từ những diện tích lớn này nên bước đầu trên địa bàn tỉnh cũng đã hình thành được những vùng sản xuất với quy mô từ vài chục đến hàng trăm ha gieo trồng một loại cây chủ lực như vùng sản xuất lúa thuần, lúa giống mới ở Đường Hoa (Hải Hà), Hưng Đạo (Đông Triều), vùng trồng rau màu ở TX Quảng Yên, trồng cây dong riềng ở Bình Liêu…

Để đi đến thành công

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được coi là một trong những tiền đề quan trọng của tiêu chí nâng cao thu nhập góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới nhanh, vững chắc.

Đồng chí Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sở dĩ Quảng Ninh không nằm trong chương trình xây dựng CĐML theo đề án chung của Bộ NN&PTNT bởi, đặc thù của Quảng Ninh là tỉnh miền núi nên ruộng đất trên cùng một cánh đồng manh mún (20-30 thửa/ha) nên việc cơ giới hoá trong sản xuất gặp nhiều khó khăn. Quy mô ruộng đất của các hộ sản xuất nhỏ (15-20 hộ/ha). Chính vì vậy rất khó đạt được sự đồng thuận cao của các hộ nông dân trên cùng một cánh đồng về giống, thời vụ, quy trình canh tác để đảm bảo cho sản xuất an toàn, tiết kiệm, quản lý chất lượng nông sản. Cũng do đặc thù của địa hình nên hạ tầng phục vụ cho sản xuất như giao thông, thuỷ lợi nội đồng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, hệ thống bảo quản, chế biến, phơi sấy sau thu hoạch gần như chưa có. Nông dân Quảng Ninh không mang tính thuần nông như các địa phương khác nên việc tuân thủ “kỷ luật đồng ruộng” như ghi chép lại quá trình canh tác để theo dõi và hạch toán cặn kẽ quy trình sản xuất, giúp quá trình truy nguyên nguồn gốc sản phẩm khi có vấn đề trong quá trình tiêu thụ chưa thực hiện được. Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thì trên thực tế hiện nay Quảng Ninh mới có rất ít cánh đồng có được sự hiện diện của doanh nghiệp theo đúng cách liên kết 4 nhà (nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp). Những cánh đồng đã có thì hình thức liên kết cũng chưa thật sự khép kín trong chuỗi sản xuất, mới chỉ có một số cánh đồng liên kết theo hình thức khâu cung ứng giống hoặc phân bón hoặc tiêu thụ. Hầu như chưa có cánh đồng thực hiện quy trình sản xuất theo hướng VietGap để tiết kiệm chi phí, có sản phẩm an toàn.

Được biết, để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và thực hiện xây dựng CĐML trên địa bàn nói riêng, hiện nay ngành NN&PTNT đã xây dựng và triển khai Đề án cơ giới hoá trong sản xuất lúa giai đoạn 2012-2015; xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây (Đông Triều). Trong đó, đề án cơ giới hoá trong sản xuất lúa đã lựa chọn, đầu tư các loại máy móc, công cụ trong các khâu làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, sơ chế và bảo quản trong sản xuất lúa nhằm giải phóng sức lao động, tranh thủ thời vụ và nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân. Kết hợp thực hiện chính sách “dồn điền đổi thửa” để có diện tích ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc áp dụng cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất lúa, xây dựng các cánh đồng mẫu lớn.

Bên cạnh những giải pháp này, để nhanh chóng xây dựng các CĐML, ngành NN&PTNT và các địa phương cần coi đây là một nội dung quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, phải tổ chức quy hoạch, vận động nông dân dồn điền đổi thửa xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Ngọc Lan
Nguồn:baoquangninh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xây dựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 161


Hôm nayHôm nay : 16858

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1217315

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72900024