05:23 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới

Thứ năm - 22/08/2013 20:11
Các địa phương trong cả nước đang tiến hành xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia toàn quốc về nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491/QÐ - TTg ngày 16-4-2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, văn hóa giữ vai trò quan trọng, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Ðây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII).
Ðội tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) trong buổi tập luyện.

Ðội tuồng xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) trong buổi tập luyện.

 

Khi xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương tập trung xây dựng đường sá, cầu cống, nhà cửa mà ít chú ý đến việc xây dựng các công trình văn hóa. Tiêu chí 06 quy định các xã xây  dựng nông thôn mới phải có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề ra, cụ thể là: Trung tâm văn hóa thể thao xã quy định tối thiểu 2.500 m2 (vùng đô thị và đồng bằng), 1.500 m2 (vùng núi, hải đảo); hội trường đa năng tối thiểu 250 chỗ ngồi, vùng hải đảo tối thiểu 200 chỗ ngồi. Nhà văn hóa, khu thể thao thôn (làng, bản, ấp) tối thiểu từ 500 m2 đến 2.000 m2 (vùng đồng bằng), từ 300 m2 đến 1.500 m2 (vùng núi). Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ có 90% số xã và 75% số thôn (làng, bản, ấp) có nhà văn hóa. Quy hoạch đất  sử dụng cho các công trình văn hóa và hoạt động  thể dục thể thao đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố đều tăng lên so với hiện tại.

Tuy nhiên, trong thực tế đang diễn ra tình trạng  hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động kém hiệu quả, nhiều thiết chế chỉ hoạt động cầm chừng, không ít nhà văn hóa mở cửa "xuân thu nhị kỳ" còn thường xuyên đóng cửa, cho nên một số địa phương không quan tâm đến việc quy hoạch đất đai cho việc xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao. Ngược lại, một số địa phương lại đua nhau xây nhà văn hóa, khu thể thao thật hoành tráng, song không tổ chức hoạt động tốt chỉ mang tính hình thức, rất lãng phí. Ðể giải quyết tình trạng này cần đến sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các địa phương với nhận thức: xây dựng nông thôn mới không thể thiếu việc xây dựng cơ sở vật chất cho văn hóa và thể thao nhưng không chỉ dừng lại ở chỗ chỉ xây cái vỏ tức là cái nhà, trụ sở mà phải đồng thời đầu tư cho cái ruột tức là bộ máy khỏe, hoạt động phong phú, đa dạng, lôi cuốn đông người tham gia. Như vậy phải giải quyết hàng loạt vấn đề như tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, đầu tư trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động... Nhà văn hóa, khu thể thao phải thật sự là trung tâm sinh hoạt văn hóa, thể thao của mọi tầng lớp nhân dân.

Bên cạnh việc xây dựng các công trình văn hóa, thể thao mới thì việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của ông cha là vô cùng quan trọng. Làng, xã Việt Nam là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc từ nghìn đời nay. Làng quê nào cũng có đình chùa, miếu mạo tôn thờ các anh hùng dân tộc và những người có công với dân, với nước, địa phương nào cũng có di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh với những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Cả nước có tới hàng nghìn di sản vật thể và  phi vật thể, trong đó có  14 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Quá trình xây dựng nông thôn mới là phải giữ bằng được những di sản đó vì nó là linh hồn của làng quê. Hiện nay, không ít di sản bị xâm hại do tác động của thiên nhiên và do các công trình xây dựng mới. Nhiều làng cổ mà điển hình là làng cổ Ðường Lâm (Hà Nội) đang mất dần vẻ đẹp cổ kính hiếm có của nó bởi sự lấn át của bê-tông hóa và xây dựng mới. Vấn đề nổi cộm là giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển như thế nào? Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử và văn hóa chính là làm sao cho hệ thống bộ mặt nông thôn mới hiện đại song vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc. Ðiều này cũng khiến chúng ta phải suy nghĩ, tính toán để các công trình xây dựng mới ở nông thôn làm sao có được dáng vẻ của làng văn hóa Việt Nam. Ðừng biến làng quê thành đô thị với những khối bê-tông lộn xộn, vô hồn. Các công trình xây dựng mới cũng như cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất của nông thôn mới cũng đều phải  dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc.

Hiện nay đang diễn ra tình trạng nhiều người, nhất là lớp trẻ bỏ làng quê ra thành thị tìm kiếm  công ăn việc làm có thu nhập cao hơn. Vấn đề xây dựng con người cho nông thôn mới ngày càng trở nên cấp thiết. Nông thôn đang rất cần lớp người giỏi nghề nông lại nắm bắt được khoa học, kỹ thuật hiện đại. Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo và sử dụng cán bộ trẻ, áp dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất... có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển lớp người ấy. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2012 mới tổ chức dạy nghề cho 135.397 lao động nông thôn, đạt 28,4% kế hoạch năm. Việc dạy nghề còn đang gặp rất nhiều khó khăn và chưa có hiệu quả cao. Nông thôn mới chỉ thật sự phát triển khi nền nông nghiệp hiện đại phát triển, nguồn nhân lực được nâng cao và đời sống của người dân được cải thiện. Những con người mới của nông thôn phải làm chủ quá trình phát triển này và cũng từ đó họ càng gắn bó với nông thôn, với quê hương. Và, chính họ cũng giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho nông thôn mới, vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, một  trong những giải pháp quan trọng của Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đang có tác động lớn đến việc xây dựng nông thôn mới. Với các phong trào cụ thể như: xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa... ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã làm cho bộ mặt văn hóa của nông thôn có nhiều đổi thay. Phong trào đã thấm sâu vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội. Người dân đã hăng hái bỏ sức người, sức của để xây dựng đời sống văn hóa. Một số xã được chọn xây dựng nông thôn mới đã thể hiện rõ điều này. Xã Quý Lộc, Yên Ðịnh (Thanh Hóa) huy động được số vốn 268.932 triệu đồng trong đó chủ yếu là nguồn vốn của nhân dân và hơn 20 nghìn ngày công lao động của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, các đoàn thể, giáo viên, học sinh tham gia chỉnh trang cơ sở vật chất cơ quan, trường học, khuôn viên nhà văn hóa  thôn, xã; san lấp mặt bằng, đẩy mạnh việc gìn giữ  vệ sinh môi trường trong khu dân cư, chỉnh trang nhà ở, công trình phụ của các gia đình... Xã Xuân Trường, Ðà Lạt (Lâm Ðồng) sau ba năm thực hiện xây dựng nông thôn mới  người dân đã đầu tư cho sản xuất 260 tỷ đồng, đầu tư xây dựng, chỉnh trang nhà ở 100 tỷ đồng, đóng góp xây dựng các công trình giao thông hai tỷ đồng. Người dân cũng đóng góp 50% số vốn để xây dựng nhà văn hóa thôn và tự nguyện hiến hơn 20.000 m2 đất để xây dựng đường giao thông xuyên suốt toàn xã...

Nguyễn Thu Hiền
Theo nhandan.org.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162


Hôm nayHôm nay : 40034

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 954593

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71181908