15:15 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới: Vấn đề quy hoạch và huy động các nguồn tài chính

Thứ hai - 09/04/2012 23:38
TCCSĐT - Sau gần hai năm thực hiện Chương trình thí điểm, vấn đề xây dựng nông thôn mới cần tiếp tục giải quyết rất nhiều vấn đề lớn, trong đó có công tác quy họach và các nguồn tài chính.
Đến trước khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 “Về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, cũng là sau 22 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có những thay đổi lớn lao, đời sống nông dân đã được cải thiện vượt bậc. Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực, đối chiếu với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn hết sức lạc hậu và có rất nhiều yếu kém. Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và cơ bản vẫn là tự phát; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những biến đổi tích cực về điện, đường, trường, trạm song vẫn lạc hậu; mức sống vật chất, văn hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiện một bước nhưng còn ở mức thấp và đặc biệt ngày càng doãng cách xa so với đô thị; cảnh quan, sinh thái nông thôn truyền thống với cây đa, bến nước, sân đình, không khí trong lành... đã bị biến dạng ngày càng xấu, mức độ ô nhiễm ngày càng nhanh và nghiêm trọng; chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, thôn, bản, ấp…), nhất là năng lực quản lý điều hành của cán bộ rất yếu kém. Những hạn chế đó đang cản trở con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.
 Nghị quyết 26/TQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra chủ trương Xây dựng nông thôn mới vừa phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân nói chung, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân sống ở nông thôn nói riêng, đồng thời nhằm khắc phục những mặt yếu kém trên.
Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Về mục tiêu cụ thể, đến 2015: 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và đến 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (theo 19 tiêu chí được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) trên tổng số 9.121 xã hiện nay; 100% số xã có quy hoạch nông thôn mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo, tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân của cư dân nông thôn bằng 2,5 lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.
Nội dung chính của Chương trình Xây dựng nông thôn mới được xác định là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; (9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; (10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; (11) Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Để thực hiện 11 nội dung mà Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới, Chính phủ quyết định 7 giải pháp chủ yếu. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ tập trung vào hai vấn đề là quy hoạchhuy động các nguồn tài chính cho việc xây dựng nông thôn mới cả trước mắt và lâu dài.
Công tác quy hoạch
    Công tác quy hoạch trong thời gian qua cũng đã đối mặt với những khó khăn, vướng mắc, trước hết đó là tiến độ. Kế hoạch đề ra là “đến cuối 2011 cơ bản xong công tác quy hoạch, trong đó có 30% xã xong quy hoạch chi tiết” nhưng tới nay chưa thực hiện được với nhiều lý do: một là, một số tiêu chuẩn ngành chưa phù hợp hoặc chưa có hướng dẫn. Việc làm thí điểm đang được tiến hành, nhưng việc tổ chức rút kinh nghiệm rút ra những nhận thức, bài học đối với công tác quy hoạch rất chậm (đến 28-10-2011, Thông tư liên tịch về quy hoạch thay thế các hướng dẫn riêng của 3 bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường mới được ban hành). Hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng nông thôn mới còn rất thiếu. Trình độ cán bộ xã còn hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch (vốn họ chưa được đào tạo một cách bài bản về công tác này), chưa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn. Do vậy, họ chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn mới. Sự tham gia của người dân và ban quản lý cấp xã chưa được huy động cao nhất, thậm chí người dân chưa được vào cuộc với nhiều lý do. Do vậy, chất lượng quy hoạch nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu và chậm so với tiến độ. Ba là, định mức cụ thể cho công tác quy hoạch chậm được các cơ quan chức năng ban hành, kinh phí thực hiện công tác quy hoạch còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn theo vùng, nhất là đối với các vùng miền núi, Tây nguyên và Tây Nam Bộ do địa bàn rộng. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông thôn mới, hầu hết các địa phương đều chia đều, bình quân kinh phí thực hiện nên cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác quy hoạch.
Thực tế làm điểm công tác xây dựng nông thôn mới, tới nay càng thấy sự cần thiết của công tác quy hoạch. Xây dựng nông thôn mới trước hết phải bắt đầu từ công tác quy hoạch và đòi hỏi nó có chất lượng và kiểm soát việc thực hiện, điều chỉnh quy hoạch cho ngày một hợp lý hơn. Đó là tiền đề cho cả chương trình dài hơi sau này.
Công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng và phải được đi trước một bước. Từ quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng đến quy hoạch chi tiết trong xây dựng nông thôn mới trước hết phải tôn trọng hạt nhân hợp lý trong quá trình tích luỹ nhiều đời quy hoạch làng quê Việt Nam và hạn chế tối đa gây xáo trộn, tốn kém gây tâm lý không tốt, không thiết thực khi làm quy hoạch, hoặc gây ảo tưởng trong dân. Vấn đề quan trọng của công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là phải xuất phát từ điều kiện Việt Nam với những đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử, đặc điểm văn hóa truyền thống và nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và tương lai.
Hai là, quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhất thiết phải được tính đến một cách tổng thể từ trên xuống, để quy hoạch của mỗi làng xã phải nằm trong chỉnh thể toàn quốc, khu vực, địa phương trong mối liên hệ với kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái, khí hậu, thổ nhưỡng, quốc phòng... từ cấu trúc kiến trúc, cấu trúc dân cư, cấu trúc hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội...
Ba là, công tác quy hoạch để xây dựng nông thôn mới phải vừa đa dạng, vừa với tầm nhìn xa, bền vững trong xu thế phát triển chung của đất nước, của nhân loại và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng cư dân nông thôn trong thời đại hội nhập quốc tế.
Bốn là, công tác quy hoạch phải được tính toán một cách khoa học, căn cơ, nhất thiết không được ồ ạt, rập khuôn, máy móc theo mô hình đô thị. Trên cơ sở xây dựng quy hoạch thí điểm đối với từng loại hình nông thôn ở từng khu vực, từng vùng miền mà rút kinh nghiệm để điều chỉnh cho ngày một hợp lý hơn rồi mới nhân rộng.
 Năm là, công tác quy hoạch trước hết là sự nỗ lực tổ chức của các cấp chính quyền, của các chuyên gia có chuyên môn cao, nhưng nhất thiết phải được tiến hành dân chủ để phát huy vai trò của người dân. Công tác quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới dân sinh nên người dân phải được biết, nắm chắc, hiểu rõ thông tin về quy hoạch. Họ phải là người tham gia xây dựng, phản biện thì quy hoạch mới thỏa mãn nhu cầu của chính họ. Người dân tham gia, cụ thể hóa ý tưởng và hướng phát triển nông thôn theo quy hoạch mà ở đó có đầu tư công của nhà nước, có điều kiện để dân làm, dân canh tác, dân sản xuất, dân trồng trọt, dân sinh sống, dân hưởng lợi thì quy hoạch đó mới khả thi.
         Việc huy động các nguồn tài chính
Nước ta từ quốc gia nông nghiệp, đơn vị cư dân chủ yếu là xóm làng, tiềm lực kinh tế nghèo, đang trong chặng đường đầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Là nước đi sau, trong khi lợi thế để phát triển kinh tế thị trường không thuộc về chúng ta, ít nhất là vốn, công nghệ, thị trường. Để phát triển chúng ta cần nguồn tài chính lớn. Tài chính nhiều là lợi thế, là thực lực để phát triển. Đối với nước ta, tỷ lệ nông thôn chiếm hơn 70% và nguồn tài chính của nông dân lại rất thấp, trong khi đó, tài chính của Nhà nước không thể đủ, do vậy, xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí mà Chính phủ đề ra là một thách thức lớn.
Xin nêu thực tế ở thành phố Hải Phòng: với các tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới mà Chính phủ đề ra, trong một số năm tới, mỗi xã cần tới nguồn vốn 100 - 120 tỉ đồng. Với 143 xã, Hải Phòng, dự tính tổng số tiền cần có khoảng hơn 14.000 tỉ đồng; nếu thực hiện trong 10 năm thì mỗi năm ít nhất thành phố phải chi hơn 1.400 tỉ đồng. Trong khi đó, tất cả kinh phí từ ngân sách cho chương trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn hiện nay của thành phố mới chỉ đáp ứng được 200 tỉ đồng/năm, tức là khoảng 15% nhu cầu. Năm 2011, kinh phí thành phố đầu tư trực tiếp để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là 22 tỉ đồng, gồm 12 tỉ đồng vốn sự nghiệp để lập đề án và thực hiện quy hoạch, tập huấn, tuyên truyền, chi phí cho ban chỉ đạo các cấp; kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng 8 xã điểm chỉ có 10 tỉ đồng (trung bình 1,25 tỉ đồng/xã)...
Nguồn tài chính chi rất ít ỏi cho chương trình xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng là thực tế chung của cả nước. Nhưng, với điều kiện tiềm lực chung của đất nước thì đây là sự nỗ lực không nhỏ. Tuy nhiên, phải thẳng thắn rằng, nếu do khan vốn mà cứ “nhỏ giọt” như hiện nay thì chương trình khó khả thi theo kế hoạch và đảm bảo tiến độ.
      Nguồn lực tài chính cần thiết cho 9.121 xã xây dựng nông thôn mới là rất lớn. Chính phủ đã đưa ra công thức hướng dẫn: vốn đóng góp từ dân khoảng 10%, doanh nghiệp 20%, tín dụng 30% và từ ngân sách là 40%. Trong đó, giai đoạn đầu vốn ngân sách đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và tạo niềm tin để huy động các khoản đóng góp khác. Tuy nhiên, vốn ngân sách Trung ương hiện còn rất thấp (dự kiến bố trí giai đoạn 2012-2015 chỉ khoảng 12.000 tỷ đồng, bằng khoảng 11% nhu cầu). Nhận thức được vai trò của đầu tư tư nhân là rất quan trọng đối với xây dựng nông thôn mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/NĐ-CP về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhưng sau gần 1 năm triển khai thực hiện, sự biến chuyển không đáng kể. Các doanh nghiệp đều chưa mặn mà, tin tưởng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Để tạo nguồn lực quan trọng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vay cho sản xuất, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/NĐ-CP về tín dụng nông thôn. Tuy nhiên, đến nay cơ chế quản lý và thủ tục vay vốn ngân hàng vẫn là trở ngại lớn cho việc tiếp cận tín dụng của nông dân và doanh nghiệp. Theo khảo sát của các địa phương, chỉ khoảng 30% nhu cầu vay được đáp ứng.
           Trong 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới theo quy định của Chính phủ, có những tiêu chí sẽ được Nhà nước đầu tư vốn 100% như: công tác quy hoạch, làm đường giao thông đến trung tâm các xã, xây dựng trụ sở xã, xây dựng trường học, trạm y tế đạt chuẩn, công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ thôn, xóm; có những tiêu chí Nhà nước chỉ đầu tư một phần như: đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, nhà văn hoá thôn, xóm, bản; có những tiêu chí người dân tự thực hiện như chỉnh trang nhà cửa, thu gom rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp... Vì vậy, nhu cầu vốn cho thực hiện các tiêu chí rất lớn, nhất là những tiêu chí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng, cần có sự đối ứng của nhân dân...
Để thực hiện tốt Chương trình, nguồn vốn sẽ được huy động bằng nhiều cách như: Nhà nước, nhân dân đóng góp, các nguồn tài trợ, sự hỗ trợ vốn từ các ngân hàng... với phương châm vẫn phải phát huy nội lực là chính. Tuy nhiên, xuất phát điểm của mỗi xã sẽ rất khác nhau, những xã có điều kiện kinh tế phát triển, đời sống nhân dân khá thì sự đóng góp sẽ đơn giản, những xã khó khăn là cả vấn đề cần phải tính toán kỹ để huy động được vốn nhằm thực hiện tốt Chương trình theo đúng kế hoạch đề ra.
        Nguồn vốn từ ngân hàng là một trong những kênh đầu tư vốn thông qua người dân để hỗ trợ đầu tư cho sản xuất, thực hiện vốn đối ứng thuộc Chương trình. Tuy nhiên khi tiếp cận Chương trình xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Nhà nước, ngành ngân hàng cũng đã nhanh chóng triển khai, nhưng việc xây dựng kế hoạch vốn đầu tư cho nông nghiệp nông dân phải phụ thuộc rất lớn vào các ngành liên quan. Để xây dựng phương án đầu tư vốn thì ngân hàng phải biết hằng năm các địa phương cần đầu tư vào công trình gì, ở đâu, vốn Nhà nước là bao nhiêu, vốn ngân hàng đầu tư là bao nhiêu? Từ đó mới có lộ trình cụ thể để phân kỳ đầu tư. Như vậy, sự tích cực vào cuộc của các ngành trong phối hợp cùng các huyện, thành, thị rà soát các tiêu chí ở các xã điểm về xây dựng nông thôn mới để phối hợp nguồn lực, xây dựng công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để chuẩn bị cân đối nguồn vốn và phân kỳ đầu tư hợp lý từ nay đến năm 2015. Đặc biệt các xã cần phải đánh giá thật kỹ hiện trạng các tiêu chí theo hướng dẫn của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới để giảm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao; tránh huy động quá sức dân cùng một lúc.
Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, dài hơi, đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, tiền của và cần đi theo lộ trình nhất định, phù hợp với điều kiện của đất nước, của các địa phương, của bản thân người nông dân. Mỗi địa phương, đơn vị, các xã cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, huy động nguồn tài chính để thực hiện chương trình. Trước hết, đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần có những biện pháp, giải pháp bảo đảm thực hiện được Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn kinh phí hỗ trợ cho địa phương, bao gồm: kinh phí trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn kinh phí lồng ghép thực hiện chương trình, như: nguồn ngân sách hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn trái phiếu chính phủ, kinh phí hỗ trợ phát triển các loại hình sản xuất, dịch vụ ở nông thôn, ... Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng, ưu đãi đầu tư cho người dân và doanh nghiệp tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư ở khu vực nông nghiệp, nông thôn để thêm nguồn lực trực tiếp để giải quyết các khâu chế biến, giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đó cũng là nguồn tài chính có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta./.

 
Theo Tapchicongsan
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 126

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 124


Hôm nayHôm nay : 44538

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 956375

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72639084