Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương cần rà soát, đánh giá hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để lập danh sách các HTX hoạt động yếu kém và ngừng hoạt động, xác định rõ nguyên nhân.
Trên cơ sở đó tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo và có giải pháp cụ thể hỗ trợ, hướng dẫn các HTX yếu kém và tạm ngừng hoạt động như: Củng cố tổ chức bộ máy; xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp; đào tạo, nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ chủ chốt của HTX; tạo điều kiện cho HTX tham gia các hoạt động công ích, dịch vụ công, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt tại khu vực nông thôn; thu hút vốn đầu tư để HTX khôi phục và ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh.
Đối với 37 tỉnh, thành phố hiện nay còn HTX nông nghiệp đã ngừng hoạt động lâu ngày, cần tập trung vận động, hỗ trợ và hướng dẫn các HTX này giải thể tự nguyện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật HTX và khoản 1 Điều 19, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ hoặc hỗ trợ chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác.
Trường hợp không thể thực hiện được các hình thức trên thì UBND cấp huyện thực hiện thủ tục giải thể bắt buộc theo quy trình và thủ tục hướng dẫn tại khoản 3 Điều 54 Luật HTX và khoản 2 Điều 19 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước còn 709 HTX ngừng hoạt động lâu ngày phải giải thể.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tổ chức ngày 18-8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã yêu cầu trong năm 2018 phải hoàn thành giải thể hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác đối với các HTX yếu kém đã ngừng hoạt động lâu ngày.
Theo Bích Nguyên/bienphong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn