09:47 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu tôm trông đợi thuế giảm

Thứ năm - 09/01/2020 09:24
Dù xuất khẩu không đạt kết quả như kỳ vọng trong năm 2019 nhưng con tôm Việt Nam vẫn đặt nhiều hy vọng ở năm mới 2020, khi một số hiệp định thương mại quan trọng như EVFTA sẽ có hiệu lực, hay thế vận hội mùa hè năm nay...

Hồi hộp chờ đợi EVFTA

EU là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam, chiếm 20% tổng tỉ trọng. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU ước đạt 696,2 triệu USD, giảm 16,9% so với năm 2018.

Dù kết quả năm 2019 không như kỳ vọng nhưng các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường này trong năm mới. Đặc biệt, khi Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm nay.

 xuat  khau tom trong doi thue giam hinh anh 1

Xuất khẩu tôm vẫn đặt nhiều hy vọng bức phá ở thị trường EU trong năm mới. Ảnh: Nguyễn Vy

Bà Trịnh Thị Thu Hiền – Trưởng Phòng xuất xứ hàng hóa (Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công thương), thành viên tham gia phái đoàn đàm phán hiệp định thương mại EU (EVFTA) thông tin, thuế nhập khẩu vào EU hầu hết các sản phẩm tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) sẽ được giảm từ mức cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Riêng thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.

Đây là một điểm cộng rất lớn cho Việt Nam trong cuộc đua tăng thị phần tại thị trường EU, vì cho tới nay, Việt Nam là nước duy nhất đã đàm phán được FTA tại thị trường này. Các đối thủ như Ấn Độ, Ecuado, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Bangladesh đều chưa có hoặc chưa kết thúc đàm phán.

Lợi thế về thuế quan cũng thể hiện rõ rệt ở sản phẩm tôm sú, tôm thẻ chân trắng đông lạnh khi mức thuế phổ cập GSP giảm từ 4,2% về mức 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực. Trong khi, Thái Lan, Ecuado không được hưởng ưu đãi GSP nên mức thuế là 12%, Ấn Độ, Indonesia cũng phải chịu thuế ở mức 4,2%.  

Kỳ vọng xuất khẩu tăng mùa Olympic

Nếu thị trường EU được chờ đợi sẽ bức phá nhờ lợi thế về ưu đãi thuế quan thì tại thị trường Mỹ, thị trường lớn thứ 2 của tôm Việt Nam, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôm Việt Nam.

Cụ thể, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khiến Mỹ tăng thuế 25% đối với 250 tỷ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong đó có sản phẩm tôm. Điều này đã tạo cơ hội cho các nguồn cung đối thủ của Trung Quốc trên thị trường Mỹ trong đó có Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm bao bột.  

Hiện tại, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong top 6 nước xuất khẩu tôm và Mỹ, chiếm 8,8% tổng giá trị nhập khẩu tôm của nước này. Trong khi Trung Quốc đã phải lui về vị trí chót bảng, chỉ còn chiếm 3% tổng giá trị.

Ngoài ra, tháng 8/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ với 31 doanh nghiệp được hưởng mức thuế 0%. Thông tin này giúp tạo thêm động lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong năm mới này.

 xuat  khau tom trong doi thue giam hinh anh 2

Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm tăng cao. Nguyễn Vy

Riêng tại thị trường Nhật Bản – thị trường lớn thứ 3 của tôm Việt Nam, Thế vận hội Olympics Tokyo 2020 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng thủy sản trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là tôm tăng cao.

Đại diện Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, tại Nhật Bản, các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao đang được ưa chuộng, có nhiều điều kiện để tăng trưởng tốt thời gian tới.

Nguyên nhân là do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm. Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội này, doanh nghiệp Việt phải tăng cường đổi mới công nghệ chế biến, gia tăng các sản phẩm chế biến sâu.

Ngoài ra, để đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Nhật Bản, doanh nghiệp nên đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thêm nữa, cần chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Theo Nguyễn Vy/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212


Hôm nayHôm nay : 35724

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1279328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72962037