Tham gia các mô hình tổ tự quản của Hội ND, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực chung sức cùng tổ chức Hội ND, chính quyền và ngành chức năng địa phương làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên xóm làng.
Vào những ngày này 1-2 năm trước, đi đâu trên xã đảo Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cũng xôn xao chuyện nuôi ngao 2 cùi thu lãi tiền tỷ. Nhưng bây giờ, ai không xuống giống nuôi ngao lại là điều may mắn.
Anh Phạm Văn Tuân đã mua lại ruộng thuộc diện trũng, lầy quanh năm không thể cày cấy của hàng chục hộ dân trong thôn, sau đó xin chuyển làm trang trại nuôi gà thả vườn. Đến nay anh Tuân đã nâng quy mô đàn gà thả vườn lên đến hàng ngàn con tại xã Gia Lương, huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) cho thu nhập 600 triệu đồng mỗi năm.
Cơ sở trồng nấm của gia đình anh Vũ Tuấn Hiệp (ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy) là một trong những tấm gương nông dân SXKD giỏi ở Nam Định. Nhờ chịu khó học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ các mô hình trồng nấm đã thành công, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng 2.000m2 nhà xưởng. Ngoài ra, anh còn chi 2 tỷ đồng mua sắm và lắp đặt thêm các trang thiết bị để hoàn thiện khu nhà xưởng của gia đình gồm: Nồi hơi, máy băm rơm, máy đảo trộn, đóng gói liên hoàn… Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường 5 tấn mộc nhĩ khô, 20 tấn nấm sò tươi, gần 1 tấn nấm linh chi dược liệu… lợi nhuận thu được đạt 200 triệu đồng/năm.
Năm 2019 đến nay hộ gia đình anh Hoàng Văn Linh - Xóm Cao Sơn, xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã mạnh dạn chuyển đổi đầu tư trồng cỏ chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng theo hướng VietGAP liên kết chuỗi với số lượng 500 con dê, dự kiến trong năm 2020 này anh sẽ mở rộng quy mô lên tới 1000 con dê/lứa.
Cũng là con vật nuôi nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với các con vật khác, nên việc phát triển đàn bò sữa được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những hướng đi chính giúp nâng cao giá trị, hiệu quả ngành chăn nuôi và hướng tới phát triển bền vững.
Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phạm Thị Minh Huệ, bên cạnh việc thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học với phương châm” cầm tay chỉ việc”, Hội ND thường xuyên phối hợp tạo điều kiện cho nông dân học nghề xong có vốn để mở rộng sản xuất; thành lập các câu lạc bộ (CLB) sinh vật cảnh, CLB khuyến nông, tổ hợp tác… để nông dân trao đổi kinh nghiệm và liên kết sản xuất, kinh doanh.
Mới đây, tại huyện Tây Hoà (tỉnh Phú Yên), lần đầu tiên bà con nông dân được chứng kiến màn trình diễn máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật. Trên cánh đồng rộng 150ha ở các xã Hoà Phong, Hoà Phú, Hoà Mỹ Tây, máy bay không người lái được điều khiển từ xa bằng điện thoại, trong vài phút đã phun xong thửa ruộng lớn...
Lâm Đồng là địa phương đi đầu cả nước về ngành dâu tằm tơ. Tuy nhiên, có thực tế là dù đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, ngành dâu tằm tơ của tỉnh vẫn đối mặt không ít thách thức, nhất là nguồn trứng tằm giống vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc.
CTTĐT - Xác định cơ cấu lại nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, tạo sự đột phá có chiều sâu để thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển. Qua thời gian thực hiện, đến nay nền nông nghiệp của huyện Hoàng Su Phì đã có những bước chuyển biến mạnh và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cơ cấu nền nông nghiệp chuyển mạnh từ sản lượng sang chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao; những giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện địa phương được đưa vào sản xuất và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình được xây dựng thành công và nhân rộng như: Lúa chất lượng cao; cây ăn quả và các giống gia súc, gia cầm đặc trưng vùng, miền...
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” gắn với xây dựng nông thôn mới được Hội Nông dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn chú trọng triển khai sâu rộng.
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Kim Bôi (Hòa Bình) phát huy tốt cơ sở vật chất sẵn có, tích hợp bải bản hai loại hình giáo dục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đào tạo nguồn nhân lực. Trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín của người học nghề.
Ngày 13/3, Bộ NNPTNT phối hợp UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ đông xuân 2019-2020, kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2020 của 13 tỉnh thành duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tại TP.Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Chiều 12/3/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Tham dự tại điểm cầu Quảng Trị có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng.
(Quang Binh Portal) - Chiều ngày 12/3/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất lương thực, thực phẩm trong cả nước. Tại điểm cầu Quảng Bình, tham dự hội nghị có đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Sau khi dịch Covid -19 có những diễn biến phức tạp, một số người dân Hà Tĩnh có tâm lý mua tích trữ các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, những ngày này, lượng người mua sắm hàng hóa đã ổn định, không còn ồ ạt như mấy ngày qua...
Mô hình xen canh ca cao trong vườn điều được xem là hướng đi hiệu quả, giúp nông dân Đồng Nai “giải hạn” cho cây điều đang gặp nhiều bấp bênh vì giá giảm, tiêu thụ không ổn định.
Ngày 11/3/2020 này đánh dấu Ngân hàng CSXH tròn 17 năm đi vào vận hành với vai trò đơn vị ủy thác duy nhất của Chính phủ thực hiện cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Không chỉ thực hiện tốt trọng trách Đảng, Chính phủ giao phó, Ngân hàng CSXH còn chủ động đưa nguồn vốn đến địa phương, tạo sinh kế bền vững cho người nghèo.
DANVIET.VN. Sống giữa thủ đô Hà Nội, chàng thanh niên Bùi Chí Linh (23 tuổi), trú tại quận Đống Đa vẫn nuôi được đàn lợn rừng lai hàng chục con. Linh bắt đầu nuôi lợn rừng lai từ năm 2018 với 4 con lợn rừng làm vốn mua giống từ tỉnh Hòa Bình. Giữa thời dịch virus corona (Covid 19), gia đình yên tâm bởi lúc nào cũng có thịt lợn rừng để ăn...
Biển Đông đang mùa gió chướng, khó khai thác hải sản, nhưng giá vẫn bình ổn, và sức mua tốt.