ản, trở thành điểm nhấn thu hút, thúc đẩy tăng trưởng du khách ở nhiều địa phương; là một trong những giải pháp để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người dân, giúp họ gắn bó với quê hương hơn.
Tuy nhiên, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế như: dịch vụ nghèo nàn, chất lượng dịch vụ còn thấp, mới đáp ứng được nhu cầu của du khách ở mức đơn giản. Hầu hết các hoạt động du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, trùng lặp. Sản phẩm chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng về thương hiệu. Các sản phẩm du lịch chất lượng cao tại nhiều địa phương để phục vụ du khách chưa nhiều. Một số sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Chi tiêu của khách đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp chủ yếu mua vé tham quan, ăn uống, phòng ở... chưa chi nhiều cho các dịch vụ ngoài tour khác do chưa có nhiều dịch vụ bổ trợ khác hoặc có nhưng không hấp dẫn được du khách...
Bởi thế, theo bà Yến, Hội thảo lần này nhằm đánh giá một cách toàn diện về sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp trong cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng nói riêng, làm cơ sở đề xuất với Chính phủ, các địa phương về việc đẩy mạnh triển khai giải pháp này. Đây cũng là cơ hội cho các đại biểu trực tiếp giao lưu trao đổi, cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm trong triển khai du lịch nông nghiệp nói chung và sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp nói riêng; phân tích các thuận lợi, tồn tại của du lịch nông nghiệp ở Đà Nẵng và một số địa phương trong cả nước; đưa ra các đề xuất, giải pháp cả về cơ chế, chính sách để phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đà Nẵng, khu vực miền Trung và Tây Nguyên có tiềm năng lớn về du lịch, trong đó có du lịch sinh thái nông nghiệp nhất là gắn với sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Thống kê chưa đầy đủ cho thấy, quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại khu vưc này ngày càng được mở rộng, cụ thể: xuất hiện nhiều mô hình hay, sản xuất giỏi như: mô hình trồng rau kết hợp du lịch sinh thái (làng rau Trà Quế, Quảng Nam), nông nghiệp hữu cơ của công ty Kei’s Nhật Bản (tại Bình Định…). Riêng tại Đà Nẵng, đã hình thành 6 cánh đồng lúa hữu cơ, diện tích gần 150ha. Sản xuất lúa hữu cơ đạt năng suất bình quân 65-75 tạ/ha, giá bán cao hai lần (20.000đ/kg),…. Việc tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu cơ một cách đồng bộ, hiệu quả sẽ là một trong những điểm tham quan du lịch để khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng này.
Tại Hội thảo, đại diện Hợp tác xã (HTX) dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan, Hòa Phong, Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã chia sẻ về mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp của mình. Theo đó, hiện, HTX đã đưa gần 6.000 học sinh tham quan, trải nghiệm trong khuôn viên HTX với các hoạt động tham quan, khám phá các giống cây trồng, vật nuôi ở đây cũng như trải nghiệm hoạt động "Làm nông dân" trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, HTX còn trưng bày, bán và giới thiệu những sản phẩm rau có bao bì, nhãn mác và in trên 6.000 tờ rơi kèm theo để quảng bá giới thiệu địa chỉ rau mà HTX cung cấp đồng thời sản phẩm của HTX cũng đã được các siêu thị, trường học tiêu thụ: VinConmart Đà Nẵng, Bà Nà Hill, Trường học chất lượng cao Sky-Line, siêu thị dệt may Hòa Thọ, Công ty Hồng Phúc…tiêu thụ. Đáng chú ý, HTX đã tạo việc làm cho hơn 50 lao động thường xuyên, tăng thu nhập cho người lao động, xóa được 7 hộ nghèo và 15 hộ khó khăn vươn lên được hộ khá, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Cũng tại Hội thảo, đại diện UBND xã Hòa Bắc, Hòa Vang đã chia sẻ về mô hình sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp bảo tồn văn hóa Cơ Tu. Theo đó, xuất phát từ thực trạng và định hướng các thị trường mục tiêu, tiềm năng phát triển du lịch của vùng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng theo đặc trưng sinh thái núi rừng và văn hóa của cộng đồng sắc tộc Cơ Tu trên địa bàn hai thôn: Tà Lang và Giàn Bí. Đây được UBND xã coi là hướng xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững cho địa phương trong thời gian tới đây, vừa phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng, vừa giúp nâng cao chất lượng đời sống của cư dân, đông bào nơi đây.
Thực tế, cấp ủy, chính quyền Đà Nẵng cũng đặc biệt quan tâm, chăm lo tới hoạt động du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp, nông thôn. Có thể kể đến Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 15/12/2014 của UBND TP Đà Nẵng về ban hành Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển cầu tàu du lịch tại các điểm đến và tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn TP Đà Nẵng hay Nghị quyết số 104/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Đà Nẵng,, trong đó đều có những quy định ưu tiên, ưu đãi cho phát triển du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp, nông thôn. Đây được coi là tiền đề và động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này, góp phần làm phong phú thêm các hình thức, dịch vụ du lịch ở thành phố được mệnh danh là “đáng sống nhất Việt Nam”.
Đúng như chia sẻ của ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển tất yếu trong thời gian tới nhằm đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, hài hòa, có tác động tốt cho kết hợp với du lịch sinh thái./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn