02:57 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những kết quả tốt, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển thương hiệu nhãn Châu Thành

Chủ nhật - 09/09/2018 05:26
Cây nhãn là một trong những ngành hàng chủ lực và là thế mạnh của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

Đến nay, diện tích trồng nhãn trên địa bàn huyện đạt hơn 3.500 ha (chiếm 50% diện tích vườn cây ăn trái toàn huyện); trong đó, nhãn Edor là hơn 1.500 ha. 

Đây là cây có giá trị kinh tế cao và đặc thù của huyện, trồng nhiều nhất ở vùng cồn xã An Nhơn và các xã An Phú Thuận, An Khánh, Phú Hựu.

Nhãn hiệu chứng nhận là “Nhãn Châu Thành” đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận ngày 4/4/2016 cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện làm chủ sở hữu. Nhãn Châu Thành đã xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu là thị trường Mỹ. 

Những năm gần đây, các nhà vườn đã từng bước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất như khâu bao trái, chọn giống, tỉa cành tạo tán, xử lý ra hoa rải vụ, bón phân hữu cơ, áp dụng các tiêu chuẩn GAP, VietGAP và GlobalGAP cho hơn 100 ha. Từ đó, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng, phát triển nhãn hiệu ”Nhãn Châu Thành”. 

Ông Lê Văn Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, Hợp tác xã Nhãn Châu Thành phối hợp với Công ty Xuất nhập khẩu Nhiệt Đới và Trung tâm kiểm dịch thực vật Mỹ đã khảo sát điều kiện sản xuất nhãn của các thành viên hợp tác xã. Đồng thời, công nhận đạt các điều kiện sản xuất an toàn và được cấp mã code đủ điều kiện xuất khẩu nhãn tươi sang thị trường Mỹ. 

Năm 2015 đến nay, các công ty, doanh nghiệp thu mua nhãn Châu Thành xuất khẩu sang Mỹ trên 200 tấn; trong đó, Hợp tác xã Nhãn Châu Thành ký hợp đồng với Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu VINA T&T đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ với số lượng trên 100 tấn. 

Để thương hiệu nhãn Châu Thành vươn xa đến các thị trường trong nước và xuất khẩu, huyện chọn cây nhãn Edor làm thế mạnh sản xuất. Theo đánh giá thực tế của nhà vườn tại huyện Châu Thành, việc trồng nhãn Edor còn gọi: Ido, Edaw hay nhãn Thái cho trái có dạng hình cầu, cuốn trái lỏm.

Ưu điểm là trái to, trọng lượng trái trung bình 15gram; cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt dịu, thơm ngon, vận chuyển xa ít hư hỏng. Đặc biệt, cây nhãn Edor không bị bệnh chổi rồng. 

Nhãn Edor cho năng suất từ 17 - 18 tấn trái/ha (cây 7 – 8 năm tuổi), khả năng cho năng suất 25 – 30 tấn/ha (đối với cây từ trên 10 năm tuổi), có thể xử lý kéo dài thời gian thu hoạch của cây mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái. Ông Trương Văn Rồi, Hợp tác xã Nhãn Châu Thành cho biết, nếu nhãn Edor bán với giá từ 35-40 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng/ha. 

Hiện nay, ở Châu Thành có thêm mô hình trồng nhãn Edor rải vụ nhằm xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn đạt những chuẩn mực về an toàn thực phẩm. Đồng thời, áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. 

Trồng nhãn Edor rải vụ cho lợi nhuận cao hơn so với mùa thuận và có lượng nhãn thường xuyên cung cấp cho thị trường. Bên cạnh đó, còn thực hiện giải pháp duy trì chất lượng nhãn Edor bảo quản 20-25 ngày sau thu hoạch là giải pháp kỹ thuật ứng dụng các công nghệ mới thích hợp sau thu hoạch giúp duy trì chất lượng, kéo dài thời gian bảo quản và bảo đảm an toàn có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ quả nhãn tươi. 

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã giúp xây dựng mô hình chuyển giao ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng của chuỗi cung ứng nhãn tươi Edor sau thu hoạch cho nhà sơ chế xử lý nhãn Edor Hợp tác xã nông sản an toàn An Hòa với quy mô khả năng xử lý nhãn 5 tấn/ngày cho thị trường nội địa. 

Ông Lê Văn Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành đã đề ra các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường cho vùng trồng nhãn. Trước mắt, sẽ tập huấn áp dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật vào quy trình trồng nhãn từ khâu cải tạo đất trồng, kỹ thuật chăm sóc, bón phân, xử lý ra hoa, cắt tỉa trái nhỏ không đồng đều trên chùm nhãn, quản lý dịch bệnh, tạo màu sắc, kích thước trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Sản xuất theo quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cho nông dân trồng nhãn, nhằm cung ứng trái nhãn an toàn vệ sinh thực phẩm cho thị trường xuất khẩu. 

Ngoài ra, dựa trên cơ sở tiềm năng của ngành hàng nhãn huyện Châu Thành, huyện khai thác phát triển du lịch trong vùng trồng nhãn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. Chọn vùng cù lao cồn Bạch Viên và An Hòa nơi trồng nhiều nhãn làm điểm đến du lịch sinh thái – du lịch cộng đồng. Qua đó, quảng bá thương hiệu, xây dựng hình ảnh, con người, sản phẩm và kết nối du lịch miệt vườn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến vùng trồng nhãn Châu Thành ./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 156


Hôm nayHôm nay : 21083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 248672

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73295643