03:05 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những kết quả tốt, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn

Chủ nhật - 02/09/2018 10:16
(NLĐO) – Từ loài cây mọc hoang dại, nay bồn bồn trở thành cây đặc sản ở Cà Mau và đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân.

Nhiều người dân lớn tuổi ở Cà Mau cho biết bồn bồn là loại thực vật có sức sống mãnh liệt. Trước đây, bồn bồn từng được xem như một loài cỏ dại, bị người dân ra sức tiêu diệt. Song, thời gian gần đây, bồn bồn lại được trồng nhân rộng và đem đến nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân.

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 1.

Bồn bồn từng bị xem làm "kẻ thù" của nhà nông

Chạy dọc tuyến quốc lộ 1A, hướng Cà Mau về huyện Cái Nước, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các cô, các chị ngồi bán bồn bồn cho khách qua đường. Xã Tân Hưng Đông được xem là một trong những nơi có diện tích trồng bồn bồn lớn nhất huyện Cái Nước.

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 2.

Bồn bồn được sắp xếp gọn gàng trên xuồng

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 3.
 

Ông Trần Hoàng Đạo, Chủ tịch UBND xã Tân Hưng Đông, cho biết hiện xã có 61 hộ dân trồng bồn bồn với diện tích khoảng 57 ha. Trung bình, người dân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ cây đặc sản này.

Có thể nói, thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau nhiều loài đặc sản, trong đó có bồn bồn. Nhiều người vẫn hay nói vui rằng "du khách sẽ cảm thấy hối tiếc khi đến Cà Mau mà không thưởng thức các món ăn được chế biến từ bồn bồn".

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 4.

Bồn bồn được người nhà ông Tư lột bỏ vỏ, lấy phần lõi

Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ cây bồn bồn, nhiều hộ dân đã mạnh dạn thành lập mô hình HTX để đưa đặc sản bồn bồn đến gần với nhiều người hơn. Trong đó, có thể kể đến HTX Bồn bồn Đông Hưng được bà Huỳnh Thị Nguyên (36 tuổi) thành lập năm 2016. Qua 2 năm phát triển, hiện HTX có 26 tổ viên với 13 ha trồng bồn bồn. Do cơ sở vật chất còn hạn chế nên HTX chưa thể thu mua hết bồn bồn của tổ viên, hàng tháng HTX chỉ mua được hơn 1 tấn bồn bồn và thu lợi khoảng 50 triệu đồng từ việc làm dưa bồn bồn phục vụ cho bạn hàng.

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 5.

Lõi bồn bồn sau khi lột bỏ vỏ

Ông Huỳnh Văn Tư (58 tuổi; ngụ Tân Hưng Đông), chia sẻ: "Hằng ngày, gia đình tôi bán sỉ và lẻ được hơn 30 kg bồn bồn tươi, thu nhập gần 600.000 đồng/ngày".

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 6.

Bồn bồn được cho vào bọc cẩn thận trước khi chở giao cho khách hàng

Hơn 10 năm qua, ông Tư đã quen với việc dậy từ rất sớm để ra ruộng nhổ bồn bồn rồi đem vô cho người thân cắt bỏ phần lá dài, giữ lại từ gốc lên khoảng 40 cm rồi lột bỏ lớp vỏ để lấy lõi bồn bồn giao cho khách hàng. Hiện tại giá bồn bồn tươi trên thị trường được thu mua với từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 7.

Dưa bồn bồn được HTX đóng gói cẩn thận

Bồn bồn sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 2 âm lịch). Lúc này, người dân tập trung chăm sóc bồn bồn để có thể cho vụ mùa thu hoạch như ý. Bên cạnh đó, người dân còn nuôi thêm ốc, cá lóc, tôm càng… để góp phần nâng cao nguồn thu nhập.

Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 8.
 
Về Cà Mau, sẽ hồi tiếc nếu không thưởng thức đặc sản bồn bồn - Ảnh 9.

Bà Huỳnh Thị Nguyên, Giám đốc HTX Bồn bồn Đông Hưng đêm dưa bồn bồn vào tủ mát để bảo quản

Bà Nguyên tiết lộ về cách làm dưa bồn bồn: "Tôi nấu cơm thành cháo, sau đó lược lấy nước và nêm đường, muối vào rồi ủ khoảng 1 ngày cho lên men. Sau đó, cho bồn bồn tươi vào, 1 ngày sau lấy bồn bồn ra và làm nước dưa bồn bồn mới rồi cho bồn bồn vào thì đã có dưa bồn bồn ngon như ý".

 

Món ăn từ bồn bồn được chế biến rất đa dạng, như: bồn bồn tươi xào với tép, bỏ vào lẩu…Riêng dưa bồn bồn có thể dùng làm gỏi chua hay đơn giản hơn chỉ cần trộn thêm một ít đường, ít ớt vào rồi chấm với cá kho, mắm kho, thịt kho… thì sẽ có một bữa cơm ngon lành. Tuy món ăn dân dã, mộc mạc nhưng bồn bồn đã làm xao lòng biết bao thực khách khi đặt chân đến vùng đất Cà Mau.

 




































































Bài và ảnh: VÂN DU/nld.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 21272

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 248861

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73295832