Có một nghịch lý luôn tồn tại, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) Hà Tĩnh là một trong những thành phần được ưu tiên vay vốn ngân hàng, nhưng không phải bao giờ họ cũng thuận lợi trong tiếp cận vốn. Trong khi, các ngân hàng thương mại vẫn cho rằng mình thừa vốn và sẵn sàng đẩy cao tăng trưởng ở lĩnh vực cho vay này…
Các văn bản mới ban hành đã quy định các cơ chế chính sách ưu đãi sử dụng, thuê đất đai, mặt bằng kinh doanh, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng, đào tạo lao động, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng đến hàng rào DN, ưu tiên hỗ trợ một số dự án đầu tư vào nông nghiệp...
Đến thời điểm này, trên địa bàn Hà Tĩnh mới chỉ có 6/13 huyện, thị xã, thành phố đảm bảo tiến độ làm rãnh thoát nước theo kế hoạch năm 2018, trong đó có 5 huyện đạt kết quả thấp. Nguyên nhân được xác định là do thiếu tiền và các nguồn lực khác...
Chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân, hơn 3 năm nay, xã Thạch Trị (Thạch Hà, Hà Tĩnh) không thể tiến hành xây dựng nhà văn hóa thôn Đại Tiến. Nếu khó khăn này không thể hóa giải, xã Thạch Trị khó có thể về đích NTM vào năm 2019.
Qua đợt kiểm tra vừa qua, Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc thú y vi phạm các quy định trong nuôi trồng thủy sản.
“Trong xây dựng chính sách giảm nghèo còn nhiều điểm chưa hợp lý, các chính sách giảm nghèo được ban hành trên cơ sở phân tích nguyên nhân đói nghèo, chưa dựa trên nhu cầu của người cần được hỗ trợ..., đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) đánh giá.
Theo kế hoạch, xã Sơn Lâm, Hương Sơn (Hà Tĩnh) về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2020. Tuy nhiên, thời điểm này, địa phương đang chưa thể tìm ra lời giải cho những bài toán hóc búa trong thực hiện tiêu chí môi trường và cơ sở vật chất văn hóa.
Nhiều ý kiến bạn đọc phản ánh, trong khi khối lượng rác thải ngày một gia tăng thì công tác quy hoạch, xây dựng các khu xử lý rác thải tập trung ở Hà Tĩnh lại thiếu đồng bộ, chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Điều này khiến rác thải tồn đọng dài ngày, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và đời sống của người dân. Đã đến lúc tỉnh Hà Tĩnh cần có cách nhìn thấu đáo, căn cơ về công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn.
"Sức dân" là nền tảng quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) ở mỗi địa phương. Thế nhưng, ở xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) lại thiếu đi yếu tố quyết định đó nên hành trình xây dựng NTM ở đây gặp rất nhiều khó khăn...
Gần đây hồ Bồng Sơn, hay còn gọi là Công viên trung tâm thành phố Hà Tĩnh, nước bốc mùi hôi tanh và xuất hiện hiện tượng cá trong hồ bị chết, gây lo lắng cho người dân sinh sống quanh hồ.
Hai yếu tố có cầu, có cung của thị trường nông sản sạch vẫn chưa đến được với nhau, vì vậy mà sản xuất nông sản sạch mãi còn "chậm lớn."
Phần lớn đường thôn, ngõ xóm chỉ rộng khoảng 1,5 – 2,5m, cộng với hàng loạt khó khăn ngoài khả năng xử lý của của địa phương, nếu không có cơ chế đặc thù, thì dù đến năm 2020, Thạch Kim (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn khó về đích nông thôn mới (NTM).
Cả nước có khoảng hơn 600.000 doanh nghiệp, song chỉ có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tương đương 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Giới chuyên gia nhận định, với một quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp làm trụ cột như Việt Nam và với 70% dân số làm nông nghiệp, đây là một con số khá khiêm tốn.
Hà Tĩnh hiện có 4.513 ha đất lâm nghiệp đã bị xâm lấn để trồng các loại cây ăn quả có múi. Điều này không chỉ gây phá vỡ các loại quy hoạch mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và chiến lược bảo vệ, phát triển rừng...
Nhiều xã chưa đạt đủ tiêu chí nhưng vẫn lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định công nhận đạt tiêu chí. Sai phạm trong việc quản lý đầu tư xây dựng giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng… Đó là những tồn tại trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi (Hòa Bình), giai đoạn 2015-2017.
(Dân Việt) Những ngày qua người dân xã Kỳ Xuân huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lúa hè thu rất bất bình trước việc chủ thầu máy gặt thu giá cao hơn so với giá UBND xã niêm yết. Chính quyền địa phương biết việc này nhưng cũng không có phương án xử lý.
10 năm là chặng đường chưa dài nhưng cũng cho thấy những đổi thay mạnh mẽ của khu vực nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân sau khi Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đi vào cuộc sống. Dù vậy, hiện khu vực này vẫn tồn tại những bất cập, cần có một hệ thống chính sách đồng bộ trong giai đoạn mới để nâng chất lượng cuộc sống của người nông dân.
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, từ 2008 - 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt 261,28 tỉ USD. Tuy nhiên, nông dân vẫn phải mày mò, đầu tư mà chưa có sự hỗ trợ của ngành công nghiệp.
Nông nghiệp được các nhà đầu tư và khởi sự kinh doanh đánh giá là lĩnh vực đầu tư thời thượng và đang là xu hướng. Tuy nhiên, thực sự các doanh nghiệp đang gặt gì khi gieo vốn vào nông nghiệp?
Từ chăn vịt mà cuộc sống trở nên khấm khá thì đã có nhiều người, nhưng chăn vịt mà xây được nhà lầu, mua xe hơi, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba thì có lẽ ít người được như anh Ngô Đức Thắng ở thôn Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên).