07:11 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghệ An: Đường nông thôn mới vừa xong đã "nát như tương"

Thứ sáu - 29/06/2018 00:12
Gần 500 mét đường bê tông thuộc Dự án Nâng cấp đường từ chợ Rồng đến UBND Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) vừa mới làm xong thì mặt đường đã bị rộp lên, bong tróc, hư hỏng.
Gần 500 mét đường bê tông từ chợ Rồng đi UBND xã Thanh Hà mới làm xong được một thời gian đã bị hư hỏng. 

Đường bê tông mới làm xong đã hư hỏng 

Thời gian gần đây, theo phản ánh của người dân xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, hàng trăm mét đường bê tông qua địa bàn các xóm 2 và xóm 4 (xã Thanh Hà) vừa mới làm xong được một thời gian thì mặt được đã bị rỗ, bong tróc, hư hỏng.

Theo quan sát của PV báo điện tử Infonet, đoạn đường bê tông hư hỏng mà người dân phản ánh có điểm nối giao với QL15 (thuộc địa bàn xóm 3, xã Thanh Hà) đến Km0+481.11 giao với tuyến đường đất hướng đi UBND xã (thuộc địa bàn xóm 4, xã Thanh Hà).

Suốt chiều dài gần 500m đường bê tông này, mặc dù mới đổ xong một thời gian đã bị bong tróc, rỗ, những lớp sỏi bề mặt xen lẫn cát “lộ thiên” rõ ràng.

Việc hư hỏng nhanh của đoạn đường khiến người dân bức xúc.

Một người dân sống bên đường cho biết, chúng tôi rất vui mừng khi con đường được nâng cấp, bộ mặt nông thôn mới ngày càng thay đổi rõ rệt. Nhưng không hiểu sao nhà thầu đổ đường làm kiểu gì mà lại hư hỏng nhanh vậy. 

Nhiều người dân địa phương mong muốn chính quyền sớm yêu cầu phía nhà thầu sửa chữa lại hàng trăm mét đường này, để người dân đi lại thuận lợi.

Mặt đường bị rỗ lên, bong tróc.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 19/7/2016, UBND xã Thanh Hà có Quyết định số 77/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình Nâng cấp đường giao thông từ chợ rồng đến UBND xã Thanh Hà, với mục tiêu khắc phục tình trạng giao thông khó khăn của xã. Từng bước hoàn thiện các chỉ tiêu để hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới. Tổng mức đầu tư công trình này ước tính là 1,2 tỉ, do UBND xã Thanh Hà làm chủ đầu tư.

Dự án được trích từ nguồn vốn xây dựng Nông thôn mới, một phần ngân sách xã và huy động các nguồn hợp pháp.

Nguồn vốn thực hiện dự án này được trích từ ngân sách đầu tư theo Quyết định số 2148/QĐ-UBND ngày 16/5/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2016 và Quyết định số 2958/QĐ-UBND ngày 24/6/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới năm 2016.

Bên cạnh đó, một phần nguồn vốn được trích từ ngân sách xã và ngân sách huy động các nguồn hợp pháp khách để thi công công trình.

Những lớp cát và sỏi đã trồi trên mặt đường.

Ngày 30/8/2016, UBND xã Thanh Hà có Quyết định số 82/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo Kinh tế Kỹ thuật của dự án này, trong báo cáo có nêu rõ: Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, chiều rộng, nền đường Bn = 6,0m; bề rộng mặt đường Bm = 3,5m, lề đường rộng Blề 2×1,25=2,5 , mái taluy đào 1/1, mái taluy đắp 1/1.5; độ dốc ngang mặt đường 3%, độ dốc ngang lề đất 4%.

Tổng chiều dài của tuyến đường là 481,11m, với tổng mức đầu tư 1,176.863.000 đồng (theo công bố giá quý II/2016) do Công ty CP tư vấn và đầu tư xây dựng Thần Việt (địa chỉ xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương) tổ chức khảo sát, lập báo cáo.

 
 
Tổng mức đầu tư xây dựng của đoạn đường lên tới gần 1 tỷ đồng.

Đến ngày 6/9/2016, phía chủ đầu tư đã có quyết định chỉ định đơn vị nhận thầu là Công ty CP Xây dựng thương mại Thành Công (có trụ sở tại khối 4, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương), với tổng mức đầu tư 999.064.000 đồng; thời hạn thực hiện trong 4 tháng. 

Tại phụ lục hợp đồng (hợp đồng xây dựng số 21/2016/HĐXD ngày 6/9/2016 giữa UBND xã Thanh Hà và phía nhà thầu - PV) này nêu rõ, mặt đường nâng cấp mở rộng sẽ được làm bằng đá dăm tiêu chuẩn chiều dày đã lèn ép 12cm, bê tông mặt đường dày ≤ 25cm, đá 1×2, vữa bê tông mác 250, dày 24cm. 

Sau khi hoàn thiện các thủ tục, từ tháng 9/2016, phía nhà thầu bắt đầu tiến hành việc nâng cấp, sửa chữa gần 500m đường này, đến tháng 12/2016 thì hoàn thành. Tuy nhiên, sau đó không lâu thì mặt đường bị rỗ lên, hư hỏng.

Sau khi phát hiện sự việc, phía chủ đầu tư và nhà thầu, các ban liên quan đã họp, bàn phương án khắc phục.

“Mỹ quan không đẹp nhưng chất lượng đảm bảo”?

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Văn Lân – Chủ tịch UBND xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương cho biết, gần 500 mét đường bê tông bắt đầu từ chợ Rồng đi UBND xã được làm với mức đầu tư gần 1 tỷ đồng. 

Sau khi phát hiện mặt đường bị rỗ, hư hỏng, chúng tôi đã tiến hành cuộc họp với nhà thầu, ban giám sát xóm, xã. Phía công ty đã cam kết sẽ khắc phục vấn đề này sớm nhất. Toàn bộ chi phí phát sinh để sữa chữa do nhà thầu thi công chi trả. 

“Giám sát không có kinh nghiệm, mặt khác trong quá trình thi công phần bê tông bị nhồi nước khiến mặt đường nhanh chóng bị rỗ, hư hỏng”, ông Lân nhận định.

Bình đồ thiết kế của đoạn đường.

Trao đổi vấn đề này với PV báo điện tử Infonet, ông Trần Huy Phương – Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thương mại Thành Công cho biết: “Dự án được thi công từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016 (hoàn thành giai đoạn 1), còn phần cống được làm vào đầu năm 2017 do “tạo điều kiện” cho bà con đi lại.

Ngày 23/12/2016, chỉ mới nghiệm thu giai đoạn phần đường, còn phần cống đầu năm 2017 mới làm. Chúng tôi chỉ mới tiến hành bàn giao quản lý cho xã, còn chưa bàn giao sử dụng”.

Trời mưa, nhiều địa điểm trên đoạn đường bị đọng nước.

Sau khi phát hiện sự việc, đơn vị đã nhận sai sót với chủ đầu tư và đã tiến hành họp với tư vấn giám sát, ban quản lý giám sát cộng đồng xã, xóm… để bàn phương án khắc phục mặt đường. 

Lý giải về việc hư hỏng mặt đường, ông Phương cho rằng: “Trong quá trình thi công, do dùng máy trộn bồn quay (máy trộn bê tông – PV) nên có những mẻ trộn không kỹ, lại được bơm nhiều nước. Mà trong thiết kế nền đường, chỉ dùng bạt lót đáy chứ không lót thành, nên mặt nước xi măng bị rút hết hai bên thành, vì vậy mặt trên nó bị rỗ”. 

“Nhìn nhận một cách thực tế thì mỹ quan nó không đẹp nhưng chất lượng đảm bảo”, ông Phương khẳng định.

 
Việc hư hỏng đoạn đường một cách nhanh chóng khiến nhiều người dân bức xúc và mong muốn chính quyền địa phương cần yêu cầu nhà thầu sớm sữa chữa, khắc phục.

Báo điện tử Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc./.
Theo infonet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 378

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 376


Hôm nayHôm nay : 55676

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508443

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74555414