14:34 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng chính sách giảm nghèo còn nhiều điểm chưa hợp lý

Thứ bảy - 27/10/2018 05:07
“Trong xây dựng chính sách giảm nghèo còn nhiều điểm chưa hợp lý, các chính sách giảm nghèo được ban hành trên cơ sở phân tích nguyên nhân đói nghèo, chưa dựa trên nhu cầu của người cần được hỗ trợ..., đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) đánh giá.
giam-ngheo.jpg

Tại phiên thảo luận ở hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 chiều ngày 26/10, đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) đánh giá: Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững, các cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao đã triển khai thực hiện khá đồng bộ, hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn, thực hiện công tác lồng ghép, tập trung nguồn lực để thực hiện các chính sách đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nông thôn.

Với những nỗ lực như trên, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm 1,59%/năm, riêng các huyện nghèo bình quân mỗi năm giảm 5,43%/năm đạt chỉ tiêu theo nghị quyết Quốc hội đề ra, cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2015 - 2017 thì tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng giảm mạnh trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước.

Tuy nhiên, những khó khăn, bất cập, theo số liệu thống kê báo cáo của Chính phủ cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu nhưng hiện nay các hộ nghèo tập trung chủ yếu tại các địa phương có nhiều khó khăn như: Điện Biên 41,01%, Cao Bằng 34,77%, Hà Giang 34,18%, Lai Châu 29,83%, Sơn La 29,22%, Yên Bái 21,98%, Lào Cai 21,81%, Lạng Sơn 19,07%, Đắc Nông 16,57%,...

Đây là các tỉnh đều nằm ở địa bàn miền núi, có địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế chưa phát triển nếu lấy mức đạt chuẩn của tiêu chí nông thôn mới của cả nước tính đến tháng 9/2018 cho thấy, về tiêu chí thu nhập, các tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc là 35.4%, đồng bằng sông Hồng 90,1%, Bắc Trung Bộ 71,2%, duyên hải Nam Trung Bộ 54,7%, Tây Nguyên 49,7%, Đông Nam Bộ 76,2% và đồng bằng sông Cửu Long là 66,7%.

Hơn nữa, khi so sánh tiêu chí lao động có việc làm và tiêu chí tổ chức sản xuất giữa các khu vực trong cả nước cho thấy tỷ lệ lao động có việc làm ở các khu vực có độ chênh không đáng kể nhưng tỷ lệ tổ chức sản xuất lại có độ dãn cách khá xa so với tỷ lệ lao động có việc làm. Ví dụ, tỷ lệ lao động có việc làm tại các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến tháng 9/2018 là 93,4%. Tỷ lệ tổ chức sản xuất là 56,9%, tỷ lệ này tương ứng ở các khu vực là đồng bằng sông Hồng 99,4 và 96,6, Bắc Trung Bộ 92,1 và 79,8, duyên hải Nam Trung Bộ 92,2 và 61,1, Tây Nguyên 95,58... điều này cho thấy khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao thì năng lực tổ chức sản xuất nhiều trở ngại, khó khăn, vì còn thiếu hụt, như thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, không biết cách tổ chức sản xuất có hiệu quả nên thu nhập càng thấp hơn.

Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp, chỉ 11,5% hộ dân tộc thiểu số được giao, khoảng 10,7% hộ dân tộc thiểu số được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tiến độ giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp còn chậm. Tình trạng di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương còn chưa giải quyết căn bản.

Trong xây dựng chính sách giảm nghèo còn nhiều điểm chưa hợp lý, các chính sách giảm nghèo được ban hành trên cơ sở phân tích nguyên nhân đói nghèo, chưa dựa trên nhu cầu của người cần được hỗ trợ và đặc điểm cụ thể của từng địa phương nhất là từng cộng đồng dân cư. Các chính sách giảm nghèo được thiết kế chung ở các quốc gia và rất chi tiết. Nhưng các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo từ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất... đều thực hiện ở cấp cơ sở, từng khu dân cư và từng hộ gia đình. Nên hạn chế trong tiếp cận chính sách và chưa thực sự phù hợp đồng đều cho các địa phương khi thực hiện chính sách. Đơn cử như quy định thời hạn vay vốn phù hợp với chu trình sản xuất ngắn ngày, chưa phù hợp quy mô tổ chức sản xuất dài ngày như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đặc trưng hay phát triển rừng trồng gỗ lớn.

Mặt khác, còn tồn tại tính bao cấp trong nhiều chính sách giảm nghèo như các chính sách hỗ trợ không kèm theo điều kiện ràng buộc cụ thể dẫn đến tình trạng sử dụng các nguồn lực hỗ trợ chưa hiệu quả, chưa đúng mục tiêu đề ra. Đây là một trong những lý do không muốn thoát nghèo của một số hộ và địa phương ở cơ sở. Trong công tác lập kế hoạch và bố trí nguồn lực giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo được giảm theo mức giao từ trên xuống nên chưa sát với thực tế của từng địa phương, từng cấp cơ sở.

Hiện, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao. Theo báo cáo chính phủ cuối năm 2017 còn gần 85.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm 52,66% tổng số hộ nghèo cả nước, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số trên tổng số hộ nghèo cao trên 80%, như Cao Bằng 99,5%, Hà Giang 99,3%, Lai Châu 98,7%, Điện Biên 98,6%, Bắc Cạn 95,3%, Lạng Sơn 94,1%.... Tỷ lệ này cho thấy chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 2/5 mức thu nhập bình quân của cả nước.

Vì vậy, trong điều kiện nguồn lực có hạn cần thực hiện ưu tiên vào các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm phấn đấu xóa bỏ tên gọi "túi nghèo, lõi nghèo" trong các văn bản. Tiếp tục quan tâm thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để phát triển các chuỗi giá trị gắn với sản xuất thị trường tạo cơ chế quản lý phù hợp để người dân được tham gia quản lý hưởng lợi từ nguồn tài nguyên rừng, đất rừng.

Thực hiện phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương cấp tỉnh theo nguyên tắc của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 21 ngày 21/3/2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để các tỉnh chủ động triển khai nhiệm vụ giảm nghèo phù hợp với đặc điểm, nguyên nhân nghèo của từng địa phương cụ thể.

Đề nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc như một chương trình mục tiêu quốc gia mang tính tổng thể, toàn diện, lâu dài để phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi.

Theo D.T/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 918996

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71146311