Thời gian qua, khu vực kinh tế HTX, THT không chỉ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh, mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao phúc lợi cho các thành viên. Tuy nhiên, việc phát triển HTX và THT lại có chiều hướng giảm.
Trừ một vài doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư, cách làm nông nghiệp thông minh như hiện nay đang phản ánh sự thiếu đồng bộ và liên kết.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, khoảng 5 năm trở lại đây (2012-2017), trung bình mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc.
Đó là con số được đưa ra tại Hội thảo “Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam” do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay tại Hà Nội.
Sau một thời gian dài “án binh bất động”, chính sách bảo hiểm nông nghiệp được tái khởi động bằng một nghị định mới và một dự thảo quyết định của Thủ tướng liên quan tới lĩnh vực này, theo đó Nhà nước sẽ chi khoảng 665 tỉ đồng/năm để hỗ trợ bảo hiểm cho nông dân.
Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp đang quá thấp so với tiềm năng.
Đó là thống kê của Bộ NNPTNT, tại hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành diễn ra ngày 18/8. Theo nhiều chuyên gia, thực trạng này khiến cho việc liên kết tiêu thụ sản phẩm, tái cơ cấu nông nghiệp còn thiếu bền vững.
Hợp tác xã (HTX) mới thành lập, nhất là HTX điểm dù được hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao nhưng hoạt động vẫn lúng túng, chưa phát huy hiệu quả.
Việc phát triển ồ ạt hàng trăm ha ao nuôi cá tra giống tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An dễ dẫn đến việc mất cân đối cung cầu và phát sinh dịch bệnh.
Thuốc BVTV đang được nông dân sử dụng ngày càng nhiều, đồng nghĩa với lượng rác thải từ bao bì, vỏ chai phát sinh ngày một lớn.
Theo Bộ Công Thương, hiện EU là thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng của nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng để đẩy mạnh XK nông sản vào thị trường này, các cơ quan quản lý cũng như DN Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Ông Lê Bá Ngọc, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ VietCraft cho rằng: "Trong ngành nông nghiệp, nhìn đâu cũng thấy tiền nhưng làm sao để kiếm tiền từ ngành này lại là vấn đề không hề dễ".
Nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu nhiều về số lượng nhưng giá trị kim ngạch thấp vì phải chia sẻ qua nhiều khâu trung gian.
Một số chợ nông thôn tại Hà Nam sau khi hoàn thành đã không được khai thác và sử dụng hiệu quả, gây lãng phí và là áp lực về nợ công cho các xã khi xây dựng nông thôn mới.
Chúng tôi về nhiều làng quê nuôi tôm truyền thống của Hà Tĩnh ở Lộc Hà, Cẩm Xuyên… đều bắt gặp cảnh người nuôi tôm lo lắng vì tôm đang vào vụ thu hoạch chính, nhưng giá mỗi ngày lại xuống. Hơn 4 tháng trời dầm mưa dãi nắng, thức ngủ cùng tôm nhưng nhiều hộ dân ở mảnh đất này đang có nguy cơ trắng tay vì tôm được mùa nhưng rớt giá.
Sau nhiều năm đổi mới và sắp xếp lại, doanh nghiệp nông nghiệp được đánh giá vẫn còn nhiều yếu kém, trong đó nổi cộm phải kể đến như: Năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất…
Hà Tĩnh hiện có khoảng 530 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, chiếm khoảng 13% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh. Số lượng không nhiều, đã thế, nhiều doanh nghiệp lại gặp khó trong hoạt động.
Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) là một chủ trương hết sức đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước. Chủ trương này đã trở thành phong trào sâu rộng, lan tỏa nhanh, được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng thực hiện và đạt hiệu quả rất thiết thực. Trước hết, chương trình đã làm cho diện mạo nông thôn thay đổi tích cực, đồng thời góp phần quan trọng vào tăng trưởng nông nghiệp. Năm 2017, tăng trưởng chung của nông, lâm, thủy sản ước đạt 2,9%. Nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD… Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, ưu điểm là chủ yếu, Chương trình xây dựng NTM cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
VOV.VN - Quả vải thiều Bắc Giang đã được xuất khẩu sang trên 30 nước và vùng lãnh thổ với tổng sản lượng ước đạt 87.400 tấn và giá trị ước đạt 153 triệu USD.
Gần 500 mét đường bê tông thuộc Dự án Nâng cấp đường từ chợ Rồng đến UBND Thanh Hà, huyện Thanh Chương (Nghệ An) vừa mới làm xong thì mặt đường đã bị rộp lên, bong tróc, hư hỏng.