Trong môi trường tự nhiên, nilon phải mất 200 - 500 năm mới phân hủy, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và đang trở thành vấn nạn trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thói quen của người nông dân sau khi phun thuốc phòng, trừ sâu bệnh, trên các cánh đồng, bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không được thu gom để xử lý mà “tiện đâu bỏ đấy” vứt bỏ ngay tại đồng ruộng hoặc kênh mương nội đồng nơi lấy nguồn nước để phục vụ phun thuốc. Do đó ngày càng nhiều vỏ bao bì nằm sâu xuống đất và trôi dạt theo các dòng nước trên các cánh đồng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Quy hoạch vùng sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ nhằm lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch dù thuộc đối tượng được ưu tiên vay vốn ngân hàng nhưng vẫn đang gặp không ít rào cản
Địa bàn rộng, dân cư thưa thớt, khó huy động nguồn lực, thế nên, ở xã Hòa Hải (Hương Khê, Hà Tĩnh), nhiều công trình xuống cấp chưa được sửa chữa, đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn khó khăn. Mục tiêu về đích NTM năm 2019 của xã miền núi còn lắm gian nan.
Theo các quy định hiện hành nước thải trong chăn nuôi phải xử lý đến 36 chỉ tiêu, khi thải ra môi trường sạch như... nước mưa.
Bên cạnh những nguyên nhân chính khiến nông sản liên tục rơi vào tình trạng phải giải cứu như: Sản xuất manh mún, chuỗi liên kết lỏng lẻo…thì một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng không mặn mà với nông sản trong nước, chính là vấn nạn thực phẩm bẩn.
Thời gian qua, “giải cứu” nông sản là cụm từ chưa bao giờ hết cũ. Đặc biệt, mỗi khi vấn đề giải cứu xảy ra, không ít người lại nhắc đến vai trò của mối liên kết “4 nhà” (nhà nông, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà khoa học) trong việc định hướng và phát triển nông sản. Tuy nhiên, hiện mô hình liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, chưa phân định rõ vai trò, trách nhiệm của từng nhà khiến nông sản liên tục rơi vào cảnh bế tắc.
Những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều mặt hàng nông sản vẫn rơi vào tình trạng phải giải cứu khiến người dân chán nản, doanh nghiệp lo lắng. Nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tìm hướng đi cho nông sản Việt. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dường như vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân?.
Dù đã về đích xây dựng nông thôn mới nhưng nhiều người dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị vẫn phải đóng tiền này cùng với nhiều khoản thu khác
Nhiều liên kết trong sản xuất nông nghiệp bị ”đứt gánh giữa đường”, hệ quả người sản xuất lãnh đủ. Thẳng thắn nhìn nhận thì vai trò của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn còn nhiều chuyện phải bàn...
Thay vì tạo dựng chuỗi sản xuất bền vững theo mô hình liên kết đúng nghĩa, nhiều nông dân Hà Tĩnh lại có suy nghĩ “thích thì làm”, trong khi không ít doanh nghiệp lại bội tín...
Sau 5 năm thực hiện Đề án TCC ngành nông nghiệp, những kết quả đạt được mới chỉ là bề nổi.
Những ngày gần đây, từ Quảng Bình, Quảng Nam… cho đến Phú Yên rộ lên thông tin dưa hấu được mùa rớt giá, nông dân “khóc ròng” ở các ruộng dưa và những cuộc giải cứu tại những thành phố lớn đang tràn ngập trên mạng xã hội và các tờ báo. Một lần nữa, câu hỏi “nông sản Việt bao giờ hết giải cứu?”, vấn đề giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản lại được dư luận quan tâm.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện nay, Việt Nam đang sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 100.000 tấn/năm. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây độc hại cho chính người sản xuất, cộng đồng.
Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên đồng ruộng vẫn đang ở mức báo động. Bộ trưởng NN&PTNT vừa yêu cầu, ngoài việc loại trên 1.000 loại thuốc độc hại cho sức khỏe, môi trường, sẽ tiếp tục rà soát loại bỏ thêm vì “sức khỏe cộng đồng, vì giống nòi”.
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học và phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đáng báo động, vì dễ dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP), gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, nhất là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại.
Sau khi thu mua heo (lợn) về, chủ cơ sở thuê người bơm nước vào thân heo nhằm tăng trọng lượng rồi bán lại cho thương lái kiếm lời. Chỉ trong vòng 10 ngày, 2 nhân viên cơ sở này đã bơm nước vào 1.260 con heo.
Tổng cục Thủy sản vừa phát đi một cảnh báo đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tình trạng ồ ạt, tự phát đào ao thả cá tra dễ kéo theo nhiều hệ lụy: Nguy cơ dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, giảm hiệu quả sản xuất, gây mất cân đối cung cầu.