Phát biểu khai mạc Hội chợ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên, Trưởng Ban Tổ chức Hội chợ Nhữ Văn Tâm khẳng định, là hoạt động gắn liền chuỗi hoạt động chào mừng Ngày quốc khánh 2/9, Hội chợ cũng là hoạt động thường niên, góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, kết nối cung cầu giữa các nhà sản xuất và các nhà tiêu thụ từ đó định hướng sản xuất và phát triển hàng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của các địa phương quảng cáo sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng tạo sự phát triển bền vững, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng.
Với chủ đề “hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, Hội chợ lần này đã quy tụ 26 tỉnh, thành với trên 250 gian hàng tham gia.
Hội chợ lần này nhằm tôn vinh các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam chất lượng cao, có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước cùng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Đây cũng là dịp thuận lợi để thông tin, giới thiệu các dự án và chính sách kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, đầu tư phát triển theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của các địa phương tham gia Hội chợ trong nông nghiệp và du lịch xanh, xây dựng nông thôn mới; tạo cơ hội mua bán, trao đổi, giao dịch trực tiếp giữa người sản xuất với các đơn vị thu mua, chế biến đồng thời tiếp xúc với các nhà khoa học đầu ngành về nông nghiệp.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, HTX trong cả nước trưng bày, quảng bá, giới thiệu các thành tựu KHCN ứng dụng trong sản xuất giống, chế biến, bảo quản, đóng gói, truy xuất nguồn gốc nông sản, thực phẩm và các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đồng thời tạo cơ hội học tập, áp dụng kinh nghiệm, công nghệ và thiết bị mới trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản...
Đây còn là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của các địa phương quảng cáo sản phẩm, tìm kiếm thông tin thị trường, khách hàng, giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng tạo sự phát triển bền vững khuyến khích phát triên sản xuất kinh doanh nâng cao nhận thức của người sản xuất và người tiêu dùng.
Thực tế, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều nhiệm vụ , giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông sản an toàn. Đây là hướng đi tất yếu phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay
Việc tổ chức sản xuất các sản phẩm nông sản hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo chất lượng theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ có truy xuất nguồn gốc cũng được nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã hưởng ứng triển khai thực hiện.
Những năm qua, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã được triển lhai thành công tại một số địa phương, trong đó tiêu biểu có Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Dịp này, Ban tổ chức cũng tổ chức tôn vinh giải thưởng sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên cho 31 sản phẩm của 18 cơ sở CNNT đồng thời trao giấy chứng nhận và kỷ niệm chương cho 6 sản phẩm của 5 cơ sở CNNT trên địa bàn được công nhận là sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2018./.
Tác giả bài viết: Lê Anh
Nguồn tin: cpv.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn