11:34 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bến Tre sẽ công bố đề án “Mỗi xã một sản phẩm”

Chủ nhật - 20/08/2017 09:43
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ được tỉnh Bến Tre công bố trong thời gian tới và lồng ghép vào chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Bến Tre sẽ công bố đề án “Mỗi xã một sản phẩm”

Bến Tre sẽ công bố đề án “Mỗi xã một sản phẩm”

Ngày 20/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức hội nghị chuyên đề “Mỗi xã một sản phẩm”. Ông Nguyễn Hữu Lập - Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
lãnh đạo nhiều sở ngành tỉnh, các huyện, thành phố và 164 Bí thư Đảng ủy của 162 xã, phường trên địa bàn tỉnh đến dự.
Trong ảnh: Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Công Trí-TTXVN

Tại Hội nghị chuyên đề “Mỗi xã, phường một sản phẩm” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức ngày 20/8, PGS.TS Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật trường Đại học Dược Hà Nội, Tư vấn trưởng Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” của tỉnh Quảng Ninh (OCOP-QN) khẳng định, Bến Tre có điều kiện tốt thực hiện “Mỗi xã một sản phẩm”.

Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, tỉnh Bến Tre đã có những nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận như: bò Ba Tri; hoa cảnh, cây giống, cây ăn trái ở Chợ Lách và Châu Thành; các làng nghề chế biến cá khô ở các xã ven biển của hai huyện Ba Tri và Bình Đại...

Đặc biệt, Bến Tre là vùng sản xuất dừa quy mô lớn nhất nước với hơn 70.000 ha, chiếm gần 40% diện tích trồng dừa của cả nước, sản lượng gần 600 triệu quả/năm.

Ngoài ra, nền tảng quan trọng mà Bến Tre đang có là các chương trình xây dựng, hoàn thiện chuỗi giá trị liên kết 8 sản phẩm nông nghiệp chủ lực; ưu tiên các nhà đầu tư công nghệ cao để vừa phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với du lịch sinh thái…

PGS.TS Trần Văn Ơn cho rằng, thời gian qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chủ trương nhằm giúp nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất vật phẩm nông nghiệp theo phong trào, nhưng còn đó những khó khăn, vướng mắc.

Từ thực tiễn OCOP Quảng Ninh và tại các nước có nền nông nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Thái Lan…, chỉ có mô hình “Mỗi làng, xã một sản phẩm ” mới giúp thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và quan trọng hơn là nâng cao được giá trị nông sản gắn với phát triển các loại hình kinh tế ở nông thôn.

Do vậy, Bến Tre cần chủ động xây dựng Đề án riêng theo khung đề án OCOP Quốc gia. Trong đó, Đề án riêng phải vạch ra được lộ trình cụ thể phát triển sản phẩm từ nông sản, dịch vụ OCOP; xây dựng hệ thống quản lý, thống kê, kiểm soát sản phẩm OCOP; xúc tiến thương mại; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng triển khai các nhiệm vụ, dự án thành phần của Đề án...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Lập cho biết, Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” sẽ được tỉnh Bến Tre công bố trong thời gian tới và lồng ghép vào chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 241

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 240


Hôm nayHôm nay : 52004

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 371707

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73418678