09:25 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường; Sản xuất nông nghiệp hữu cơ góp phần mang lại đẳng cấp sản phẩm

Chủ nhật - 26/02/2017 09:30
Tâm đắc với mô hình liên kết mới tại Công ty CP chè Mỹ Lâm, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả. Bộ Trưởng gợi ý, với cách làm như vậy thì Công ty không nhất thiết phải tích tụ ruộng đất mà vẫn có thể có được sản lượng hàng hóa quy mô lớn.

 

Đó là một trong những chỉ đạo quan trọng của Bộ Trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường trong chương trình làm việc tại tỉnh Tuyên Quang vào ngày 26/02/2017.

Dứt khoát phải áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Đến xã điểm NTM Mỹ Bằng (Huyện Yên Sơn), Bộ Trưởng thăm và làm việc với cán bộ, công nhân Công ty CP chè Mỹ Lâm. Tiền thân của Công ty CP chè Mỹ Lâm là nông trường Tháng 10 (Thành lập năm 1958). Trước đây, Nhà máy và các hộ nhận khoán liên kết với nhau thông qua hợp đồng khoán sản phẩm, tức là mua bán sản phẩm chè búp tươi. Mô hình liên tục làm nảy sinh những mâu thuẫn lợi ích, làm hạn chế việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Thậm chí, đã phát lộ những dấu hiệu, nguy cơ về thực hành sản xuất nông nghiệp tiêu cực.


Bộ Trưởng thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Woodslad Tuyên Quang.
 

Năm 2016, Công ty và hộ nhận khoán đã thực hiện liên kết theo cách tập trung và hưởng lương dựa trên việc phân công công việc hợp lý và gắn kết vì lợi ích chung mang tính bền vững. Người nông dân vẫn là chủ thể trực tiếp quản lý và hưởng thành quả lao động lao động của mình. Họ trở thành công nhân hưởng lương trên chính tư liệu sản xuất của mình. Cách làm trên đòi hỏi tất cả các bộ phận, mắt xích của dây chuyền sản xuất đều phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ để hưởng lương. Người nông dân không còn lo lắng về thiên tai, địch họa vì rủi ro do thời tiết, hạn chế năng suất, sản lượng đều do Công ty chịu trách nhiệm. Cách làm mới ngay lập tức mang lại hiệu quả rõ rệt. sản phẩm chè của mô hình sản xuất mới thu về vượt trội về chất lượng, ước tăng khoảng 30% ngoại hình và nội chất do búp chè đủ dinh dưỡng. Đánh giá, mô hình mới cũng giảm chi phí thu hái 25%, 40% chi phí thuốc trừ sâu mà lại nâng sản lượng lên 10%. Hơn tất cả, cách làm mới đã nâng cao thu nhập cho người dân lên 40% thu nhập. Đồng thời, kiểm soát được chất lượng sản phẩm, qua đó đảm bảo tăng giá sản phẩm, giữ gìn uy tín và thương hiệu.

Năm 2017, Công ty đã nhân rộng mô hình lên 50% diện tích, dự kiến năm 2018, Công ty sẽ áp dụng liên kết với 100 số hộ nhận khoán có tổng diện tích xấp xỉ 400 ha.



Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm mô hình liên kết mới tại Công ty CP chè Mỹ Lâm
 

Đặc biệt tâm đắc với mô hình liên kết mới tại Công ty CP chè Mỹ Lâm, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị chính quyền địa phương tạo điều kiện để mô hình phát triển bền vững, hiệu quả. Bộ Trưởng gợi ý, với cách làm như vậy thì Công ty không nhất thiết phải tích tụ ruộng đất mà vẫn có thể có được sản lượng hàng hóa quy mô lớn. Bộ Trưởng đề nghị lãnh đạo Công ty CP chè Mỹ Lâm dứt khoát phái áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; nghiên cứu bộ cây có thể che được ánh nắng cho chè nguyên liệu; dùng chế phẩm sinh học để thay thuốc hóa học…Đó là cách cần thiết trước mắt để tiếp cận với đẳng cấp của công nghệ mới. Về lâu dài, đẳng cấp sản phẩm không đơn thuần chỉ là sạch, là an toàn mà còn phải hội tụ cả giá trị tinh thần, văn hóa thì sản phẩm mới đạt được đẳng cấp thế giới một cách bền vững.

Xây dựng chắc chắn, bền vững vùng nguyên liệu

Trong chương trình làm việc, Bộ Trưởng đã đến thăm Công ty Woodsland Tuyên Quang. Có nguồn vốn đầu tư 20 tỷ đồng, Công ty CP Woodsland Tuyên Quang được thành lập vào tháng 04/2015 với chức năng là sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Theo kế hoạch, Công ty sẽ đầu tư thêm 20 - 30 triệu đô la để thành lập thêm nhà máy trên diện tích 25 ha tại huyện Yên Sơn. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm 2018. Bộ Trưởng cho rằng, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với lộ trình rõ ràng như vậy là rất đáng biểu dương khuyến khích. Tuy nhiên, cái khó phải nhìn thấy ngay là làm thế nào để duy trì được vùng nguyên liệu bề vững. Vì vậy, phía Công ty, chính quyền địa phương và người dân phải tạo được liên kết chặt chẽ, khoanh vùng nguyên liệu, ổn định được chứng chỉ rừng. Bộ trưởng gợi ý, nên chăng phía Công ty hình thành những trung tâm thu mua nguyên liệu tại các vùng nguyên liệu; đồng thời cũng là cơ sở cung ứng giống cây lâm nghiệp tốt nhất cho bà con nhân dân. Cách làm như vậy sẽ đảm bảo được chất lượng nguyên liệu và quan trọng nhất là tạo được sự gắn kết bền vững với người dân trồng rừng.

Cùng ngày, Bộ trưởng đã đến thắp hương và trồng cây lưu niệm tại khu di tích lịch sử Quốc gia Bộ canh nông tại xã Thái Bình, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 228


Hôm nayHôm nay : 53353

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1253867

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71481182