19:26 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Thúc đẩy sản xuất ở nông thôn Hà Nội

Chủ nhật - 05/08/2018 03:29
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm đạt chất lượng cao, kết hợp với yếu tố văn hóa vùng miền và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thúc đẩy sản xuất ở nông thôn Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là chính sách quan trọng của Nhà nước hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, kết hợp với yếu tố văn hóa vùng miền và nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt, thương mại nông thôn còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất tại chỗ. Với vùng đất “trăm nghề”, thị trường tiêu thụ rộng lớn, việc triển khai chương trình đang tiếp sức cho Hà Nội phát triển nông thôn mới bền vững. 

Hiện nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề; tại các làng nghề hiện có hơn 8.000 công ty, doanh nghiệp, 195 hợp tác xã, hội công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, 175.889 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút 739.630 lao động..., góp phần giải quyết việc làm cho các lao động dôi dư trong quá trình đô thị hóa. 

Thu nhập bình quân lao động của các làng nghề và làng nghề truyền thống ngày càng tăng, các quận huyện có thu nhập bình quân của lao động đạt cao, từ 50 - 70 triệu đồng/người/năm, như: gốm sứ, dệt lụa, đồ gỗ gia dụng... 

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa về phát triển sản xuất, mà còn giúp khu vực nông thôn giải quyết những vấn đề quan trọng và căn bản trong phát triển như: giảm nghèo, tạo việc làm, phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết kinh tế cộng đồng bền vững... 

Đánh giá về những lợi thế của Hà Nội trong phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, sau dồn điền đổi thửa, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, Hà Nội dôi dư khá nhiều lao động cần chuyển sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm tại chỗ. Trên thực tế, xã nào có nghề, có nhiều mô hình sản xuất phát triển thì ở đó kinh tế và thu nhập của người dân đều khá. Và những kết quả này cũng góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện Hà Nội đã có 255/386 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng nhìn lại 6 năm xây dựng nông thôn mới cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn còn những hạn chế. Nhiều sản phẩm làng nghề vẫn “bí” đầu ra, doanh nghiệp, hộ sản xuất làng nghề thiếu vốn, công nghệ... 

Thời gian qua, 90% hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua các trung gian dưới dạng sản phẩm thô hay gia công cho những thương hiệu nước ngoài. Đã có trường hợp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam chỉ được bán với giá vài chục USD nhưng nhà nhập khẩu gắn mác thương hiệu của họ, giá trị sản phẩm đã tăng 40 lần. 

Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Đỗ Kim Lang cho biết, có tình trạng này là do số lượng doanh nghiệp, làng nghề thấy được giá trị gia tăng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không nhiều, năng lực còn yếu nên đành chấp nhận xuất khẩu sản phẩm dưới một cái tên khác hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng. 

Đồng quan điểm với Cục Xúc tiến thương mại, ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam chia sẻ, phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Vẫn còn quan điểm cho rằng, làng nghề có truyền thống lâu đời nên tự khắc sẽ có người biết đến. Trong khi, thực tế nếu không đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu, thì “tên tuổi” làng nghề khó vượt qua địa giới hành chính của địa phương, chứ đừng nói đến ra ngoài biên giới quốc gia. 

Để hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không phải núp bóng các thương hiệu quốc tế khi xuất khẩu, đòi hỏi doanh nghiệp, làng nghề phải chú trọng xây dựng thương hiệu cho riêng mình, đồng thời phải đẩy mạnh quảng bá thương hiệu Việt. 

Muốn tiếp cận thị trường cho sản phẩm các cơ quan chức năng của Hà Nội cũng cần tăng cường đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống thông tin dự báo về thị trường sản phẩm nông nghiệp trên thế giới để phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm phù hợp, tránh thiệt hại và giảm rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp và người nông dân./. 
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1122181

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72804890