Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, năm 2018 có 27 chủ thể đăng ký tham gia với 37 sản phẩm, trong đó 8 sản phẩm là ý tưởng, 29 sản phẩm đã có; Qua đánh giá kết quả 29 sản phẩm theo bộ tiêu chí tạm thời, có 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 2 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 14 sản phẩm đạt hạng 2 sao.
Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của Hà Giang đều có tiềm năng rất lớn, có dư địa và động lực để phát triển, đa dạng sản phẩm và thương mại hóa, như: rượu thóc Nàng Đôn, chè Shan tuyết, dược liệu, mận Máu, gà xương đen… (huyện Hoàng Su Phì); xoài, gà trống thiến, gạo chất lượng cao, hồng không hạt, mật ong, thịt bò khô, lợn đen (huyện Yên Minh); thảo dược, hồng không hạt…
Để thực hiện Chương trình OCOP một cách hiệu quả, thời gian qua Hà Giang đã tổ chức nhiều hội nghị triển khai với các sở, ngành và các huyện, thành phố. Đã có 3 huyện (gồm Quản Bạ, Xín Mần, Hoàng Su Phì) mời chuyên gia cấp Trung ương triển khai về tư vấn để triển khai thực hiện.
Những sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Giang được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Tỉnh cũng đã tổ chức đoàn tham gia Hội chợ OCOP tại các địa phương để giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu, thu hút hàng nghìn lượt khách thăm quan, mua sắm. Các sản phẩm tham gia Hội chợ được khách hàng đánh giá cao như: Chè shan tyết, mật ong bạc hà, dược liệu, trà Phìn Hồ, tinh bột nghệ, và các sản phẩm tam giác mạch…
Theo ông Nguyễn Minh Tiến – Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, Hà Giang có rất nhiều sản phẩm lợi thế, nhưng khó khăn hiện nay là tình trạng hàng hóa giả, kém chất lượng trà trộn đang làm mất đi thương hiệu, chất lượng sản phẩm. Vì vậy triển khai Chương trình OCOP sẽ tạo ra những bước đi vững chắc, lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm có thế mạnh.
Trong quá trình triển khai chương trình OCOP, Hà Giang còn gặp một số khó khăn, hạn chế: người dân cũng như cán bộ còn thiếu kinh nghiệm, chưa đồng đều; công tác thông tin tuyên truyền chưa thường xuyên; chưa có nhiều chủ thể tham gia chương trình; quy mô nhỏ, manh mún, sản xuất còn thủ công dẫn đến năng xuất, chất lượng thấp, chưa có nhiều sản phẩm thương hiệu…
Để giải quyết các tồn tại, khó khăn trên, các huyện trên địa bàn tỉnh đã tổ chức lớp tuận huấn cho cán bộ, nông dân và HTX để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời năm 2018 tỉnh đã chọn huyện Quản Bạ làm thí điểm để triển khai thực hiện chương trình, làm cơ sở nhân rộng trong toàn tỉnh, lựa chọn sản phẩm, nhóm sản phẩm thế mạnh để nâng cấp, phát triển.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, năm 2018 có 27 chủ thể đăng ký tham gia với 37 sản phẩm, trong đó 8 sản phẩm là ý tưởng, 29 sản phẩm đã có; Qua đánh giá kết quả 29 sản phẩm theo bộ tiêu chí tạm thời, có 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 2 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 14 sản phẩm đạt hạng 2 sao. |
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP. Để hiện thực mục tiêu trên Hà Giang có định hướng phát triển từng bước.
Theo đó, giai đoạn 2018 – 2020 sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giai đoạn 2020 – 2030 sẽ ở rộng ra tất cả sản phẩm truyền thống có tiềm năng sản xuất hàng hóa và du nhập thêm các sản phẩm mới – ông Tiến cho biết thêm.
Mục tiêu trên đang được các cấp, ngành, chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, nhằm hiện thực hóa Đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2030 (OCOP).
Đây có thể xem là một lợi thế của tỉnh, nếu được chú trọng đầu tư, tổ chức thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, thì việc triển khai các nội dung Chương trình OCOP sẽ rất thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo, góp phần hoàn thành nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” xây dựng NTM của Hà Giang giai đoạn tới đi vào thực chất, bền vững.
Phát biểu tại buổi làm việc với UBND tỉnh Hà Giang về công tác triển khai chương trình OCOP, ông Ngô Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Trung ương cho biết: tỉnh Hà Giang có nhiều tiềm năng về văn hóa, tài nguyên, cảnh quan để phát triển các sản phẩm thế mạnh, xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
“Tuy nhiên, Hà Giang cũng cần xác định sản phẩm quan trọng nhất là Làng Văn hóa du lịch. Quan tâm đến hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ truyền thông. Cần có quy hoạch kiến trúc đảm bảo tầm nhìn bảo tồn; khi lựa chọn kiến trúc thì lựa chọn hạ tầng để đầu tư. Tập trung dự án sản xuất, an sinh, tạo sản phẩm cho du lịch. Quan tâm hỗ trợ trọng tâm, trọng điểm. Tổ chức kết nối tour, tuyến để phát triển sản phẩm thế mạnh” - ông Ngô Tất Thắng lưu ý.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn