07:21 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chương trình OCOP Hà Tĩnh - Những thành quả bước đầu đáng trân trọng

Thứ năm - 26/12/2019 04:18
Hơn 1 năm qua tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được những thành quả đáng trân trọng thông qua công tác quản lý đồng bộ và ban hành cơ chế chính sách thực hiện Chương trình OCOP - một chương trình có giá trị xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương, giúp thương hiệu địa phương vươn ra biển lớn.

Chương trình này được thực hiện theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt và Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 Ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, hơn một năm qua tỉnh Hà Tĩnh tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp và bước đầu đã đạt được một số kết quả hết sức quan trọng.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh  Hà Tĩnh tổ chức đợt 2 (9/2019)

Những thành quả đáng ghi nhận

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác các tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, có nhãn mác thương hiệu và vươn ra ngoài phạm vi địa phương. Chương trình có giá trị xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới có chiều sâu, bền vững. 

Để chương trình được thực hiện có kết quả cao, Hà Tĩnh đã thành lập hệ thống tổ chức chỉ đạo, điều phối và đội ngũ cán bộ chuyên trách đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã và đặc biệt tỉnh đã ban hành cơ chế chính sách thực hiện Chương trình OCOP, với các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ quy hoạch chi tiết; chuyển giao công nghệ, trang thiết bị; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bảo quản và tiêu thụ sản phẩm; Chính sách đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách thưởng cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm đạt 3-5 sao của Chương trình OCOP. Bênh cạnh đó, công tác tuyên truyền được tập trung thực hiện, nhằm làm thay đổi nhận thức của cán bộ các cấp, của cộng đồng về tầm quan trọng và ý nghĩa của Chương trình OCOP; đồng thời phổ biến các nội dung, chính sách của Chương trình đến doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và các cơ sở sản xuất.

Đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh kiểm tra tại HTX thu mua và chế biến thủy hải sản Chiến Thắng, thị xã Kỳ Anh.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Hà Tĩnh đã rà soát, lựa chọn các sản phẩm, các mô hình để chỉ đạo điểm theo tiêu chuẩn sản phẩm OCOP; đồng thời tỉnh cũng bố trí ngân sách hỗ trợ một số nội dung để phát triển, tiêu chuẩn hóa sản phẩm như: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; kiểm nghiệm đánh giá chất lượng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng... Đáng mừng là qua thời gian, đến nay đã có hơn 140 sản phẩm đủ điều kiện và được chọn tham gia Chương trình OCOP. Trong năm 2019, Hà Tĩnh đã có 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: Đợt 1 (02/2019) có 17 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và đợt 2 (9/2019) có 71 sản phẩm của 56 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất được đánh giá, phân hạng. Kết quả đó là sự khích lệ lớn đối với những cơ sở sản xuất các sản phẩm để từ đó thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp ngày càng đến với thị trường nhiều hơn. 

Tuy thời gian thực hiện tuy chưa nhiều, nhưng chương trình OCOP ở Hà Tĩnh đã có những thành công bước đầu, dần tạo sức lan tỏa rộng rãi; các sản phẩm tham gia chương trình phát triển tốt và có những chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như mẫu mã, hệ thống nhận diện thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Dự kiến năm 2019, Hà Tĩnh có 72 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 69 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao (Kết quả đánh giá đợt 1 năm 2019 đã có 09 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó: có 01 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và 08 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao; đợt 2 dự kiến có thêm 63 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó: 02 sản phẩm 4 sao, 61 sản phẩm 3 sao).

Tự hào sản phẩm OPCOP

Cho đến nay, đã có hàng trăm sản phẩm của Hà Tĩnh góp mặt trong chương trình OCOP. Đó không chỉ là sản phẩm vật chất đơn thuần mà còn là "sứ giả" văn hóa kết nối Hà Tĩnh với bạn bè trên khắp mọi miền đất nước và trên thế giới. Xin giới thiệu một số sản phẩm (có tính chất đại diện) để qua đó có thể cảm nhận được phần nào giá trị của sản phẩm và hiệu ứng của của Chương trình OCOP Hà Tĩnh:

Kẹo Cu đơ Phong Nga được sản xuất theo cách truyền thống. Năm 2018, cu đơ Phong Nga được tỉnh lựa chọn sản phẩm tham gia chương trình OCOP và được chọn lọc nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, liên kết vùng nguyên liệu, đã và đang phát triển mạnh hơn. 

Nước mắm Phú Khương được sản xuất đã từ rất lâu, có chất lượng cao, nhưng trước đây chưa được nhiều người biết đến. Sau khi tham gia OCOP, nước mắm Phú Khương đã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng năng lượng mặt trời, hoàn thiện quy trình sản xuất; đặc biệt là được tham dự nhiều hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh.

Với những ưu điểm vượt trội (hạt gạo thon, dài, trong bóng, không bạc bụng, khi nấu cơm dẻo, trắng, vị đậm, mùi thơm nhẹ), sản phẩm Gạo chất lượng cao Cẩm Thành (Cẩm Xuyên) đang góp phần vào việc sản xuất hàng hóa của địa phương, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân khi khoa học công nghệ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp được áp dụng.

Với mong muốn đưa sản phẩm nhung hươu khu vực Hương Sơn đến với đông đảo người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi hươu sao ở Hương Sơn, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hương Sơn với thương hiệu “Nhung hươu Chiến Sơn” đã được ra đời. 

Các sản phẩm Nhung hươu Chiến Sơn gồm: Nhung hươu tươi nguyên cặp, Nhung tươi thái lát, Nhung ngâm mật ong, Nhung sấy khô, Bột nhung, Rượu, Cao nhung hươu… Tất cả các sản phẩm của Nhung hươu Chiến Sơn đều được bảo hộ về thương hiệu, có mã số mã vạch, người tiêu dùng chỉ cần quét mã vạch sẽ nắm được đầy đủ thông tin về sản phẩm.

Tinh nghệ vàng An Tâm (huyện Can Lộc) là sản phẩm chất lượng cao, đã và đang từng ngày ghi dấu ấn với người tiêu dùng. Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ An Tâm luôn phấn đấu để đưa An Tâm trở thành thương hiệu Tinh bột nghệ đặc trưng của huyện Can Lộc cũng như toàn tỉnh Hà Tĩnh, để sản phẩm của cơ sở vươn xa hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bánh gai làng Khóng, xã Đức Yên (Đức Thọ) - một sản vật mang nét riêng, khó có thể nhầm lẫn với bánh gai của các vùng khác. Nghề làm bánh gai ở làng Khóng có truyền thống hơn 50 năm nay. Để làm ra một chiếc bánh gai thơm ngon, cần phải có nhiều nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, cùi dừa, mật mía... nhưng lá gai mới chính là linh hồn của chiếc bánh. Làm bánh gai không chỉ đơn thuần là một nghề, bánh gai còn thế hiện được vẻ đẹp, sự khéo léo của bàn tay con người và mang đậm dấu ấn hồn quê Hà Tĩnh.

Nước mắm Lạch Kèn (Cương Gián, Nghi Xuân): Được làm từ nguồn nguyên liệu chất lượng với quy trình chế biến công phu, tinh tế kết hợp với công nghệ tiên tiến, nước mắm Lạch Kèn luôn bảo đảm được chất lượng thơm ngon, dần chinh phục những khách hàng khó tính.Đây là 1 trong những sản phẩm của Hà Tĩnh được chọn tham gia chương trình OCOP.

Cam Thượng Lộc (Can Lộc) có nguồn gốc từ xa xưa, là giống cam đặc biệt với vị ngọt thanh, thơm và mọng nước, nổi bật so với cam ở những vùng khác, đặc biệt khi ăn cam sẽ không cảm nhận thấy có xơ ở trong miệng. Những trái cam ngon ngọt mang đậm hương vị của núi rừng và công sức bền bỉ của những nông dân vùng Trà Sơn đã được đền đáp khi người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm cam Thượng Lộc…

Rượu nếp Khánh Lộc (Can Lộc) gồm 100% gạo nếp lên men, thuốc bắc cùng nguồn nước tinh khiết, được sản xuất bằng kinh nghiệm làng nghề của các cụ cao niên từ xa xưa để lại. Qua thời gian 10 năm xây dựng và phát triển, Rượu Khánh Lộc đến nay đã khẳng định được chất lượng và uy tín trên thị trường, có mặt rộng khắp trên các địa phương cả nước…, ngày càng khẳng định được chất lượng và thương hiệu của mình.

Nem chua Ý Bình Hà Tĩnh khác biệt với các dòng nem khác là không sử dụng chất bảo quản, chất tạo vị, tạo giòn mà sự giòn giai của nem là nhờ sử dụng nhiệt lạnh. Da (bì )lợn được sử dụng công nghệ làm nóng trên 1000 C không để lại chân lông. Đó là điều mà khách hàng tin dùng yên tâm cho sức khỏe. Nem được chế biến từ thịt lợn nạc và da lợn cùng một số gia vị không pha trộn các loại bột, nên nem có màu sắc hồng tự nhiên và có vị ngọt đậm đà của thịt, không bị khô cứng khi ăn....

Còn rất nhiều sản phẩm OCOP khác nữa mà trong một bài viết ngắn không thể giới thiệu đầy đủ được, như: Chè Tây Sơn, Nhung hươu Hiền Ngọc, Nhung hươu Hương Luật (Hương Sơn), Cam Khe Mây, Giò me Tiến Giáp, Mật ong Hương Bưởi (Hương Khê), Nước mắm Thu Hùng (Cẩm Xuyên), Nước mắm Chiến Thắng, Dưa lưới Nga Hải (Nghi Xuân), Nước mắm Ánh Hồng (Lộc Hà), Cu đơ Hiền Võ (TX Hồng Lĩnh), Vòng trầm Phúc Vinh (Hương Khê), Sứa ăn liền Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh), Dầu lạc Tuyết Châu (Vũ Quang)…

Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục xác định Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh và triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm thúc đẩy OCOP phát triển mạnh, như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tập huấn về Chương trình OCOP. Tập trung tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa đối với các sản phẩm OCOP. Tập trung phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP đồng thời gắn với lợi thế về chất lượng, thị trường. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hệ thống cửa hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; đồng thời  quan tâm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm đều được thiết lập quy trình sản xuất chuẩn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu về chương trình và sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh ở các bài sau. 

Nguyệt Hằng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 333

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 332


Hôm nayHôm nay : 56424

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1509191

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74556162