00:02 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để OCOP nâng tầm nông thôn mới

Thứ hai - 23/03/2020 03:10
Quảng Bình đang phát triển mạnh các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và làm đòn bẩy cho xây dựng nông thôn mới.
Người dân xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn thu hoạch tỏi để chế biến tỏi đen và rượu tỏi đen.

Người dân xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn thu hoạch tỏi để chế biến tỏi đen và rượu tỏi đen.

Ông Đoàn Chí Thọ, Chủ tịch UBND TX Ba Đồn (Quảng Bình) nhìn nhận: “Trong quá trình triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), chúng tôi nhận thấy chương trình thực sự trở thành động lực mạnh để kích thích phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực từng địa phương.

Qua đó, khôi phục các nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, tạo sức bật lớn cho xây dựng nông thôn mới (NTM)”.

Khi nông sản có thương hiệu

Vùng cồn bãi của thị xã Ba Đồn vốn rất khó khăn về phát triển kinh tế. Do giao thông đi lại khó khăn, canh tác ít và thường ngập lụt nên cơ cấu trồng cây gì cũng không thuận lợi.

Vì vậy, khi cây tỏi bén duyên vùng cồn bãi thì người dân cũng bắt đầu quan tâm đến việc tạo thành sản phẩm hàng hóa.

Và thị xã Ba Đồn quyết định chọn cây tỏi để trở thành sản phẩm OCOP. Ông Nguyễn Văn Khánh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Ba Đồn cho biết: “Sau hơn một năm triển khai OCOP, thị xã đã phát triển được 5 chuỗi sản phẩm nổi bật. Trong đó, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ tỏi Ba Đồn được đánh giá cao”.

Theo đó, mô hình này được thực hiện ở 3 xã vùng cồn bãi ven sông Gianh là Quảng Hoà, Quảng Minh và Quảng Lộc với diện tích gần 19 ha và 213 hộ tham gia. Để nâng cao giá trị của cây trồng này, một doanh nghiệp đã đứng ra kết hợp với bà con nông dân.

Cụ thể, Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và xây dựng 2-9 Ba Đồn lo bao tiêu đầu ra cho bà con và thực hiện chế biến sâu để có sản phẩm tỏi cao cấp. Các sản phẩm tỏi củ, tỏi đen, rượu tỏi đen… cung cấp cho hệ thống siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh.

Ông Khánh đánh giá: “Tham gia chuỗi liên kết sản xuất, giá trị kinh tế của cây tỏi được nâng cao hơn. Trên vùng cồn bãi cho thu nhập bình quân gần 120 triệu đồng/ha, cao hơn trồng lúa vài ba lần. Cúng tôi tiếp tục mở rộng 300 ha tỏi nữa để tăng thu nhập cho người dân”.

Ông Nguyễn Văn Tự, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn) có 8 sào đất trồng tỏi cho thu nhập khá cao. “Mỗi năm từ diện tích này, gia đình thu được năm, bảy chục triệu. Ngoài ra, còn trồng xen lạc, mè nên có thêm chục triệu nữa”, ông Tự hồ hởi nói.

Phát huy thế mạnh vùng gò đồi, huyện Bố Trạch nhắm đến việc tổ chức sản xuất theo chuỗi, tiêu thụ sản phẩm cho hộ nông dân.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho hay: “Từ định hướng này đã mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu như nấm sạch Tuấn Linh, rau sạch An Nông, dầu lạc Phong Nha, cao cà gai leo Thanh Bình, hồ tiêu Phú Quý, cam Nông trường Việt Trung”.

Chúng tôi ghé thăm HTX sản xuất nấm sạch và kinh doanh nông nghiệp Tuấn Linh (HTX Tuấn Linh), ở xã Sơn Lộc (huyện Bố Trạch). Đây là cơ sở mới đi vào hoạt động được 5 năm nhưng đã thành công trong việc ứng dựng tiến bộ kỹ thuật để trồng các loại nấm và sản xuất sản phẩm từ nấm theo chuỗi.

Bà Ngô Thị Kim Liên, Giám đốc điều hành HTX cho biết: “Chúng tôi thực hiện dự án phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu giữa HTX với các hộ dân, tổ hợp tác trồng nấm trong tỉnh. Qua đó, tạo việc làm cho hơn 360 lao động với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng người/tháng”.

Cũng theo bà Liên, ngoài các sản phẩm chế biến từ nấm như nấm mộc nhĩ khô, nấm sò khô, nấm hoàng đế, rượu nấm linh chi, HTX đã sản xuất trà xanh linh chi, trà cà gai leo linh chi.

Đơn vị đã ký hợp đồng liên kết tiêu thụ nấm thương phẩm và sản phẩm chế biến từ nấm với Co.opmart các tỉnh miền Trung, các cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, sản phẩm trà xanh linh chi của HTX đã xuất khẩu sang Thái Lan và Nga.

 Sản phẩm Trà nấm Linh chi và các sản phẩm từ nấm xuất khẩu của HTX Tuấn Linh.

 Sản phẩm Trà nấm Linh chi và các sản phẩm từ nấm xuất khẩu của HTX Tuấn Linh.

Gần đây, HTX Tuấn Linh dùng bã thải nấm để trồng rau má theo quy trình hữu cơ và sản xuất trà thảo mộc rau má túi lọc được thị trường trong khu vực đón nhận. Năm 2019, sản phẩm nấm sạch Tuấn Linh của HTX được Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN- PTNT) chọn xây dựng mô hình sản phẩm OCOP tại các tỉnh miền Trung.

Để tiềm năng thành hàng hóa

Hiện Quảng Bình xây dựng 189 sản phẩm OCOP có nguồn gốc lợi thế địa phương. Đến đầu năm 2020, đã xếp hạng 59 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Trong đó, 28 sản phẩm đạt từ 2 đến 4 sao và 31 sản phẩm đạt 1 sao.

Những sản phẩm này khá phong phú về chủng loại, một số sản phẩm đã bước đầu xây dựng được thương hiệu, như trà nấm linh chi Tuấn Linh, mật ong Tuyên Hoá, khoai deo Hải Ninh, gạo Lệ Thuỷ, dầu lạc Phong Nha, tiêu Phú Quý, nước mắm Hải Thành, nước khoáng Bang...

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Tiến Cường, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Bình cho rằng, dù mới triển khai nhưng chương trình OCOP ở Quảng Bình nhận sự tham gia của 26 tổ chức kinh tế, trong đó 22 đơn vị có sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.

“Đồng thời, các sản phẩm khi tham gia vào OCOP sẽ nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, Sản phẩm 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại từ cấp quốc gia đến quốc tế”, ông Cương nói.

Điểm hạn chế của sản phẩm OCOP Quảng Bình là có nguồn gốc ý tưởng dựa trên sản phẩm truyền thống nên khi đưa ra thị trường lớn ít được biết đến. Khâu bao bì đóng gói và khả năng cạnh tranh chưa được chú trọng nên hàng hóa chủ yếu tiêu thụ tại địa phương.

Nói về những hạn chế này, bà Ngô Thị Kim Liên cho hay: “Qua kinh nghiệm đưa hàng đi xuất khẩu, tôi thấy ngoài cạnh tranh về chất lượng thì bao bì, mẫu mã là yếu tố quan trọng. Vì vậy phải làm tốt khâu này thì sản phẩm mới có được vị trí trên thị trường”.

Trong giai đoạn tiếp theo của chương trình OCOP, Quảng Bình xác định phải khơi dậy sức sáng tạo của người dân để có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương. Tiếp tục xây dựng hệ thống hỗ trợ phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP từ cấp tỉnh, huyện, đến xã phường.

Ông Trần Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh sẽ ban hành chính sách hỗ trợ sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP, nhưng có tiềm năng để phát huy lợi thế về cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của từng địa phương. “Sản phẩm OCOP đã mang lại thu nhập cao cho người dân. Ổn định kinh tế gia đình cũng là sức mạnh lớn trong thực hiện xây dựng NTM ở từng địa phương”, ông Trần Tiến Dũng nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 20110

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 791423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72474132