19:57 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn

Thứ năm - 31/05/2018 20:50
Bộ NN&PTNT đang tập trung triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020. Với tổng kinh phí dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, Chương trình này được kỳ vọng tạo ra động lực mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế nông thôn.

 

Nông dân huyện Đan Phượng chăm sóc hoa ly. Ảnh: Bá Hoạt

Phát triển sản phẩm chủ lực

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương cho biết, theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, tổng hợp từ khoảng 6.010 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, trong đó có khoảng 3.126 doanh nghiệp cho thấy, các đơn vị kinh tế này đang tổ chức sản xuất 4.823 sản phẩm lợi thế, thuộc các nhóm sản phẩm: Sản xuất đồ uống; thực phẩm; thảo dược; vải và may mặc; đồ lưu niệm - nội thất và trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn… Tuy nhiên, chỉ có 1.086 sản phẩm có đăng ký, công bố tiêu chuẩn chất lượng; 695 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Theo đánh giá, hầu hết các sản phẩm, dịch vụ trên đều có dư địa để phát triển nếu được chú trọng đầu tư…

Tại Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó có 305 làng nghề được công nhận theo tiêu chí của UBND thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có nhiều vùng trồng cây: Phật thủ, nhãn chín muộn, cam Canh (huyện Hoài Đức), bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng), vùng trồng hoa, cây cảnh ở các huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất... Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho rằng, nếu được hỗ trợ chắc chắn các sản phẩm chủ lực này sẽ phát huy được lợi thế, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho lao động, đóng góp vào phát triển kinh tế nông thôn.

Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, nêu rõ: Sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; triển khai thực hiện từ 8 đến 10 mô hình làng văn hóa du lịch; củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP. 

Theo Thứ trưởng Bộ NN& PTNT Trần Thanh Nam, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng. Chương trình sẽ xây dựng hệ thống quản lý, điều hành đồng bộ từ trung ương đến địa phương; ban hành bộ Tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm; ban hành và áp dụng chính sách để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP trên phạm vi cả nước.

Nâng cao nhận thức về OCOP

Theo tính toán, nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động để thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, vốn vay từ các tổ chức tín dụng... Ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, được lấy từ các nguồn hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ; nguồn khuyến công, khuyến nông...

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương cho hay, Chương trình OCOP gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Chủ thể thực hiện là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Các sản phẩm sẽ được hỗ trợ phát triển theo các nhóm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến; đồ uống có cồn và không cồn; thảo dược; đồ lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng... Sản phẩm Chương trình OCOP được đánh giá theo 5 hạng sao, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Chương trình OCOP như: Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về OCOP, xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình từ trung ương đến địa phương, xây dựng cơ chế, chính sách... để thực hiện. Cùng với đó, một số tỉnh, thành phố trên cả nước cũng bắt đầu xây dựng các “khung” chương trình ở cấp tỉnh.

Bảo đảm thành công Chương trình OCOP sẽ là một trong những nội dung để thực hiện chương trình nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho hay: “Một phần ý nghĩa của Chương trình OCOP là cố gắng tạo ra được sản phẩm tại chỗ, kéo khách du lịch đến tham quan để tăng giá trị dịch vụ tại nông thôn. Ví như, ở các xã miền núi, sản xuất được một bao ngô, bà con phải mang xuống miền xuôi để bán trong điều kiện giao thông và phương tiện vận chuyển không thuận tiện thì với Chương trình OCOP, đồng bào sẽ được giúp đỡ để chế biến hạt ngô, đưa khách du lịch tới tham quan và mua sắm tại chỗ nhằm nâng cao giá trị”. 

Để đạt kết quả cao nhất, Thứ trưởng đề nghị các địa phương đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, nhất là cơ sở và các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia được áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn.

Tác giả bài viết: Theo Nguyễn Mai/hanoimoi.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 298

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 297


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1070877

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72753586