03:31 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa công nghệ vào các sản phẩm OCOP

Chủ nhật - 01/10/2017 06:30
Các sản phẩm (OCOP) của Quảng Ninh đã dần khẳng định thương hiệu trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài tỉnh nhiệt tình đón nhận. Để đạt được kết quả đó, các tổ chức, HTX, doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
HTX Dịch vụ Nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong đã hoàn thiện đầu tư máy sản xuất liên hoàn, trị giá trên 200 triệu đồng để phục vụ chế biến.

HTX Dịch vụ Nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong đã hoàn thiện đầu tư máy sản xuất liên hoàn, trị giá trên 200 triệu đồng để phục vụ chế biến.

Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp chất lượng cao Hoa Phong (TX Đông Triều) đang là đơn vị sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Gạo nếp cái hoa vàng nằm trong Hiệp hội Nếp cái hoa vàng Đông Triều. Năm 2016, HTX này đã đầu tư dàn máy xay, xát và đóng gói bao bì sản phẩm liên hoàn với mức đầu tư trên 200 triệu đồng; nhà xưởng và kho chứa thóc rộng 450m2, trị giá gần 1 tỷ đồng để phục vụ sản xuất gạo nếp cái hoa vàng. Qua đó chi phí đã giảm tới 30% so với sản xuất theo kiểu truyền thống, giảm số lượng nhân công tới 40% so với trước kia. Tới nay, gạo nếp cái hoa vàng Đông Triều do HTX sản xuất, chế biến đã có được chỗ đứng trên thị trường và xuất đi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Doanh thu đạt 400-500 triệu đồng/năm.

Bà Lê Thị Thà, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông Nghiệp chất lượng cao Hoa Phong cho biết: Từ khi thành lập và phát triển tới nay, chúng tôi đã mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ để đáp ứng những điều kiện sản xuất khắt khe và đảm bảo có hàng liên tục quanh năm cung cấp cho thị trường. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và hoàn việc trở thành doanh nghiệp KH&CN, mở rộng thị trường và gắn kết hơn với người tiêu dùng.

Hay Công ty CP Dược liệu Đông Bắc (TP Cẩm Phả) cũng là một trong những đơn vị được ghi nhận có sự phát triển vược bậc nhờ mạnh dạn ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Từ thực hiện dự án Ứng dụng khoa học công nghệ trồng và chế biến cây dược liệu tại tỉnh Quảng Ninh, Công ty đã tiếp nhận 12 quy trình công nghệ về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế biến sản phẩm của 3 loài cây dược liệu hoài sơn, giảo cổ lam, ba kích từ Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội (Viện Dược liệu, Bộ Y tế). Đồng thời, đào tạo 10 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững kỹ thuật sản xuất các loại cây dược liệu trên. Công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất, chế biến dược liệu, như: Lò sấy dược liệu thủ công công suất 5 tạ/lần; nồi nấu cao dược liệu bằng nhôm; máy cắt thái dược liệu; máy đóng trà nhúng công suất 300 túi/giờ... Công ty hiện đang sản xuất thành công 7 sản phẩm, trà túi lọc và thuốc dạng viên nang từ thảo dược.

Áp dụng Khoa học công nghệ, HTX Nông dược xanh Tinh Hoa, đã xây dựng nhà kính phơi sấy bún với công nghệ hấp thụ nhiệt và đảm bảo ATVSTP.
HTX Nông dược xanh Tinh Hoa (Hoành Bồ) đã xây dựng nhà kính phơi sấy bún với công nghệ hấp thụ nhiệt và đảm bảo ATVSTP.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn phát triển gần 210 sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm OCOP đã được đầu tư chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ các tổ chức, HTX, doanh nghiệp trong việc tìm kiếm công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh hợp tác với các nhà đầu tư trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ KH&CN… Được biết, giai đoạn 2017-2020, Chương trình OCOP Quảng Ninh sẽ phát triển 130 sản phẩm đã có từ giai đoạn trước và 120 sản phẩm mới. Trong đó, tỉnh sẽ lựa chọn ít nhất 31 sản phẩm cấp huyện để tập trung đầu tư đạt tiêu chí sản phẩm cấp tỉnh và tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia.

Mặc dù các tổ chức, HTX, doanh nghiệp tham gia chương trình OCOP sản xuất đã mang tính chất hàng hoá, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ lẻ chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông Phạm Thanh Phong, Giám đốc HTX Nông dược xanh Tinh Hoa (Hoành Bồ) cho biết: Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành, địa phương tiếp tục ưu tiên các giải pháp thiết thực về KH&CN, thị trường; đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn pháp luật, chủ trương, chính sách; tổ chức nhiều cuộc đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị tham gia chương trình OCOP.

Tác giả: Minh Đức
Nguồn: baoquangninh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307


Hôm nayHôm nay : 35883

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 299446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73346417