18:34 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Thứ hai - 11/03/2019 23:46
Quảng Ninh hiện có 138 sản phẩm OCOP được xếp hạng từ 3-5 sao. Để chương trình OCOP phát triển theo chiều sâu trong giai đoạn 2017-2020, Quảng Ninh đang tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực cấp tỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Lãnh đạo tỉnh tham quan, kiểm tra gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Cẩm Phả, tháng 12/2018. Ảnh:Cao Quỳnh.

Lãnh đạo tỉnh tham quan, kiểm tra gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của TP Cẩm Phả, tháng 12/2018. Ảnh:Cao Quỳnh.

Thực hiện chương trình, ban chỉ đạo OCOP các địa phương đã tích cực tuyên truyền về chu trình OCOP từ khâu đề xuất ý tưởng sản phẩm, đến lập, triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, thi đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh...

Tuy nhiên, một số các sản phẩm OCOP hiện chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến tiêu thụ sản phẩm OCOP còn ít; số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế; chất lượng sản phẩm còn ở tầm địa phương, tính cạnh tranh yếu, sản lượng tiêu thụ ít, nhỏ lẻ; một số sản phẩm OCOP chưa xây dựng được vùng nguyên liệu tại chỗ để chủ động sản xuất; việc áp dụng khoa học, công nghệ trong chế biến, bảo quản sản phẩm còn nhiều hạn chế; các sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng, song không đủ đáp ứng số lượng và sản xuất còn mang tính chất thời vụ, như mật ong, rượu men lá, củ cải phên, các loại lá tắm…

Từng bước khắc phục những hạn chế trên, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã sửa đổi, bổ sung và ban hành Bộ tiêu chí đánh giá và  xếp hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2017-2020 phù hợp với giai đoạn phát triển mới của chương trình OCOP và các quy định của Nhà nước về quản lý sản phẩm hàng hóa theo hướng tập trung coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời ban hành Bộ tiêu chí xác định sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và định hướng quốc gia, trên cơ sở đó xác định rõ nội dung thực hiện từng bước.

Cụ thể, xây dựng kế hoạch chi tiết các sản phẩm chủ lực; xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, chế biến nguyên liệu và quản lý chất lượng theo chu trình OCOP; phát triển thị trường gắn với tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các cơ chế chính sách. Định hướng 100% các cơ sở chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn, như ứng dụng công nghệ chế biến tiên tiến, có hợp đồng hợp tác giữa cơ sở chế biến với sản xuất nguyên liệu theo chuỗi, phấn đấu đến năm 2020 có 80% số cơ sở sản xuất theo công nghệ hiện đại; 100% tổ chức kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm chủ lực phải cam kết sản xuất theo quy định về an toàn thực phẩm; sản phẩm được thiết kế bao bì, đăng ký bản quyền, có ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc; áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất, chế biến, lưu thông.

a
Năm 2019 tỉnh sẽ phát triển thêm ít nhất 30 sản phẩm OCOP. Ảnh: Minh Đức

Trên cơ sở các định hướng đó, năm 2019 tỉnh sẽ phát triển thêm ít nhất 30 sản phẩm mới; 100% đơn vị sản xuất có sản phẩm mới được đào tạo, tập huấn, tư vấn hoàn thiện đạt yêu cầu để dự thi đánh giá và xếp hạng; xây dựng mới ít nhất 5 đơn vị sản xuất triển khai áp dụng chương trình quản lý tiên tiến vào sản xuất; tổ chức tốt các hội chợ OCOP tại các địa phương cấp huyện gắn với tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm; đưa thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP vào tiêu thụ tại chuỗi các trung tâm thương mại, siêu thị trong và ngoài tỉnh (BigC, Vinmart+, Vincom, Bách hóa Xanh...). 

Đồng thời, tiếp tục rà soát, kiện toàn hệ thống trung tâm, cửa hàng và điểm giới thiệu sản phẩm OCOP, trong đó mỗi đơn vị cấp huyện củng cố hoặc phát triển mới ít nhất 1 trung tâm, cửa hàng, điểm bán hàng OCOP; có 90% số sản phẩm trở lên thuộc Chương trình OCOP được dán tem điện tử hoặc có mã số mã vạch để truy xuất nguồn gốc theo quy định; ưu tiên tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có thương hiệu và được người dân ưa chuộng, như miến dong, ngọc trai, ổi Hoành Bồ, trà hoa vàng, ruốc hàu, trai, bề bề… Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh hình thành ít nhất 12 chuỗi sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 6 chuỗi sản phẩm OCOP cấp quốc gia, gắn với hình thành, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi.

Với chiến lược phát triển rõ ràng và sự vào cuộc tích cực từ tỉnh đến các địa phương, thời gian tới các sản phẩm OCOP chắc chắn không ngừng nâng cao chất lượng, đảm bảo sức cạnh tranh, vươn ra các địa phương trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu.

Theo Minh Đức/quangninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 342


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1341364

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74388335