07:09 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm từ OCOP

Thứ ba - 14/01/2020 17:51
CTTĐT - Với mục tiêu, quyết tâm nâng tầm thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương trở thành một lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới một cách bền vững. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) qua thời gian triển khai thực hiện đã và đang đem lại hiệu ứng tích cực, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Minh Tiến tham quan gian hàng trưng bày một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và phát triển du lịch... Cùng với quyết tâm nâng tầm thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương trở thành một lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội, giúp người dân từng bước xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới một cách bền vững; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định phê duyệt số 500 ngày 22/3/2018 của UBND tỉnh.

Theo đó, xác định việc lựa chọn sản phẩm đặc trưng của địa phương sẽ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường. Đồng thời, tạo đà để người dân vùng nông thôn tập trung phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm do mình tạo ra ... Chính vì vậy, để Đề án nhanh chóng đi vào cuộc sống và có sức lan tỏa sâu rộng. Năm 2018, tỉnh Hà Giang đã thống nhất và lựa chọn huyện Quản Bạ là đơn vị thực hiện thí điểm chương trình; huyện đã lựa chọn 13 chủ thể, với 6 nhóm sản phẩm: Thảo dược, may mặc, thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch để triển khai thực hiện. Cùng với đó, tập trung triển khai thực hiện cấp mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc, địa chỉ, hạn sử dụng cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Thông tin về sản phẩm đều được thể hiện rất rõ, khách hàng có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất sứ để nhận diện sản phẩm. Nhiều sản phẩm như: Mật ong Bạc hà, rượu ngô Thanh Vân, cao dược liệu, chè Shan tuyết... đạt 3 đến 4 sao qua chấm điểm của Hội đồng chuyên môn của cấp huyện.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Giang, năm 2018 có 27 chủ thể đăng ký tham gia với 37 sản phẩm, trong đó 8 sản phẩm là ý tưởng, 29 sản phẩm đã có. Qua đánh giá kết quả 29 sản phẩm theo bộ tiêu chí tạm thời, có 13 sản phẩm đạt hạng 4 sao; 2 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 14 sản phẩm đạt hạng. Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ của Hà Giang đều có tiềm năng, dư địa, động lực để phát triển, đa dạng sản phẩm và thương mại hóa, như: Rượu thóc Nàng Đôn, chè Shan tuyết, gà xương đen… (huyện Hoàng Su Phì); xoài, gà trống thiến, gạo chất lượng cao, hồng không hạt, mật ong, thịt bò khô, lợn đen (huyện Yên Minh)… Tỉnh cũng đã tổ chức đoàn tham gia Hội chợ OCOP tại các địa phương để giới thiệu những sản phẩm tiêu biểu, thu hút hàng nghìn lượt khách thăm quan, mua sắm. Các sản phẩm tham gia Hội chợ được khách hàng đánh giá cao như: Chè Shan tuyết, Mật ong Bạc hà, dược liệu, trà Phìn Hồ, tinh bột nghệ,  và các sản phẩm tam giác mạch… Bên cạnh đó, để xây dựng, bảo vệ thương hiệu, các địa phương và ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá, xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chủ lực.

Phát huy kết quả được, cùng với những kinh nghiệm được rút ra khi triển khai OCOP năm 2018. Ngày 25/2/2019 UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án OCOP năm 2019. Qua một năm triển khai thực hiện, Hà Giang tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó đáng chú ý là nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch theo hướng bền vững đã được chọn tham gia chương trình và được công nhận đạt chuẩn OCOP hạng 5 sao, 4 sao và 3 sao. Với chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chính là ưu thế nổi bật của sản phẩm OCOP đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Trong năm 2019 Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ và sản phẩm của 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trong đó có 86 bộ hồ sơ của 6 ngành sản phẩm đủ điều kiện đề nghị phân hạng sản phẩm. Qua đánh giá, phân loại có 69 sản phẩm của 43 chủ thể được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2019, với số điểm từ 50 điểm trở lên; bao gồm 21 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 48 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Tiêu biểu như: Bạch trà của HTX chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì; Lạp sườn và thịt treo gác bếp lợn đen vùng cao của HTX Hải Khang, huyện Bắc Quang; Mật ong Bạc hà Cao nguyên đá Đồng Văn của Công ty TNHH Trường Anh, huyện Đồng Văn; Rượu ngô Chí Sán của HTX dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng, huyện Mèo Vạc; Chè chất lượng cao Minh Quang của HTX Minh Quang, huyện Quang Bình; Tinh bột nghệ vàng của HTX dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Ngọc Sơn, huyện Bắc Mê. Hai sản phẩm được Hội đồng cấp tỉnh chấm đạt từ 90 điểm trở lên là Trà xanh và Hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì được UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét, đánh giá xếp hạng cấp Quốc gia. Đặc biệt, các sản phẩm đạt các hạng sao năm 2019 sẽ được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao được in trên bao bì sản phẩm để người tiêu dùng phân biệt, từ đó tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Năm 2019, tỉnh Hà Giang dành trên 26 tỷ đồng Dành trên 26 tỷ đồng thực hiện Đề án OCOP.

Hà Giang có sản lượng chè đứng thứ 3 cả nước và có vùng cam lớn nhất các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Nhiều sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận chỉ dẫn địa lý và được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam chứng nhận danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”. Đặc biệt tại cuộc thi Trà quốc tế 2019 tổ chức tại Pháp có 17 quốc gia tham dự với 128 mẫu trà, Việt Nam đã đạt 6 giải, gồm các giải vàng, bạc, đồng đối với các dòng trà đến từ nhiều vùng, miền khác nhau. Trong đó, sản phẩm Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang đã đạt được 3 giải thưởng cao nhất. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực của tỉnh trong chính sách phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực có giá trị kinh tế cao an toàn với người sử dụng. Các sản phẩm OCOP của Hà Giang đạt từ 3 sao trở lên như: Trà xanh, bạch trà Mật ong Bạc hà, rượu ngô Chí Sán …đã đến được với người dân Thủ đô.

Với xu thế cuộc cách mạng 4.0, nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường kinh doanh trực tuyến lành mạnh, thuận lợi, giúp doanh nghiệp trong tỉnh phát huy tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tại Lễ khai mạc Hội chợ cam và các sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hà Giang năm 2019, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; lãnh đạo Bộ Công Thương và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang đã ấn nút khai trương sàn giao dịch thương mại điện tử và Hội chợ cam, các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh năm 2019. Truy cập tại địa chỉ:   https://dacsanhagiang.net . Với sàn giao dịch điện tử, khách hàng không phải dùng tiền mặt để thanh toán, không qua khâu trung gian mà giao dịch trực tiếp với người bán; các doanh nghiệp có thể đăng bán các sản phẩm trên gian hàng của mình sau khi được Sở Công thương Hà Giang kiểm duyệt.

Mục tiêu của tỉnh Hà Giang đến năm 2030, 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP; đồng thời thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển theo từng giai đoạn. Giai đoạn 2018 - 2020 sẽ tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm làng nghề mang tính đặc trưng, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Giai đoạn 2020 - 2030 sẽ mở rộng ra tất cả sản phẩm truyền thống có tiềm năng sản xuất hàng hóa và du nhập thêm các sản phẩm mới, riêng biệt, có lợi thế cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, phấn đấu sẽ có những sản phẩm gắn sao cấp quốc gia….

Theo  Hồng Minh/Hagiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 353

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 352


Hôm nayHôm nay : 55542

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508309

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74555280