02:21 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh phấn đấu đến 2020 có 70 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP

Thứ bảy - 03/11/2018 20:55
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” vừa được UBND tỉnh ban hành trên quan điểm người dân là chủ thể của quá trình thực hiện, thông qua HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nền tảng tổ chức sản xuất...

Hà Tĩnh phấn đấu đến 2020 có 70 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOPNước mắm Phú Khương của HTX Phú Khương (Kỳ Xuân - huyện Kỳ Anh)
là một trong 6 sản phẩm được lựa chọn làm điểm năm 2018

Đồng thời phát huy sự chủ động, tự tin, sáng tạo của cộng đồng, phát triển trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thị trường, có định hướng, quản lý của Nhà nước.

Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ chủ yếu là theo kết quả đầu ra như là phần thưởng cho phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị từ sản xuất - thu hoạch - chế biến - tiêu thụ; khơi dậy, cổ vũ tinh thần tự lực, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân.

Đề án nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo ra sản phẩm tốt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP và qua đó tạo thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, giá trị nội sinh cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng cộng đồng với sự tự nguyện tham gia của tổ chức kinh tế và người dân để khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp, dịch vụ thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh; góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, thương mại hóa sản phẩm, phát triển xã hội nông thôn bền vững.

Cụ thể về mục tiêu phát triển sản phẩm, đến năm 2020 có tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó: Hoàn thiện, chuẩn hóa tối thiểu 50 sản phẩm, dịch vụ nông thôn trong số các sản phẩm, dịch vụ hiện có; phát triển mới tối thiểu 20 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP.

Về phát triển các tổ chức kinh tế, sẽ củng cố, nâng cấp tối thiểu 50 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện chương trình OCOP; phát triển mới tối thiểu 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.

Hà Tĩnh phấn đấu đến 2020 có 70 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOPCam Khe Mây tại xã Hương Đô (Hương Khê) được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Định hướng đến năm 2030, trên cơ sở kết quả đã đạt được của giai đoạn 2018 - 2020, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. Đảm bảo cho chu trình được vận hành một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ. Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.

Theo chu trình chuẩn đã ban hành, hàng năm, mỗi huyện có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ; thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh có ít nhất 1 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ.

Triển khai Đề án OCOP Hà Tĩnh, trước tiên sẽ hình thành hệ thống tổ chức từ tỉnh đến xã; lựa chọn một số sản phẩm tổ chức làm điểm trong năm 2018, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng.

Theo đó, năm 2018, lựa chọn 6 sản phẩm làm điểm, gồm: Kẹo cu đơ Phong Nga, bánh đa nem Thạch Quý, cam Khe Mây, nem chua Ý Bình, nước mắm Lạch Kèn và nước mắm Phú Khương.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một số nội dung để phát triển, tiêu chuẩn hóa sản phẩm như: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; kiểm nghiệm đánh giá chất lượng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng...

Các nội dung khác do chủ cơ sở sản xuất bỏ vốn thực hiện. Tư vấn sẽ cùng hỗ trợ chủ cơ sở thực hiện phương án nhằm nâng cấp, phát triển sản phẩm, quá trình thực hiện có sự giám sát, hỗ trợ của ban OCOP các cấp.

Đồng thời với đó là xây dựng trang web và bộ nhận diện thương hiệu Chương trình OCOP Hà Tĩnh.

Tổng nguồn vốn thực hiện đề án giai đoạn 2018 - 2020 là 483,862 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước: 105,982 tỷ đồng (năm 2018: 4,109 tỷ đồng; năm 2019: 44,818 tỷ đồng; năm 2020: 57,055 tỷ đồng); vốn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xã hội hóa: 377,880 tỷ đồng.

Theo H.X/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 538


Hôm nayHôm nay : 48727

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1020895

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71248210