18:57 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thứ hai - 05/11/2018 20:08
Mục tiêu đến năm 2020, tiêu chuẩn hóa tối thiểu 70 sản phẩm, củng cố 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), phấn đấu phát triển mới tối thiểu 20 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng cộng đồng với sự tự nguyện tham gia của tổ chức kinh tế và người dân để khai thác tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp, dịch vụ thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, có khả năng cạnh tranh; góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn, thương mại hóa sản phẩm, phát triển xã hội nông thôn bền vững.

 
Cam Khe Mây được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: TL


Ngay sau khi Chương trình được Chính phủ phê duyệt, tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Đề án “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”

Theo đó, mục tiêu phát triển sản phẩm, đến năm 2020 có tối thiểu 70 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó: Hoàn thiện, chuẩn hóa tối thiểu 50 sản phẩm, dịch vụ nông thôn trong số các sản phẩm, dịch vụ hiện có; phát triển mới tối thiểu 20 sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn sản phẩm OCOP.

Về phát triển các tổ chức kinh tế, sẽ củng cố, nâng cấp tối thiểu 50 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hiện có thực hiện chương trình OCOP; phát triển mới tối thiểu 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.

Đồng thời, tỉnh Hà Tĩnh cũng đưa ra định hướng đến năm 2030, trên cơ sở kết quả đã đạt được của giai đoạn 2018 - 2020, tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. 

Đảm bảo cho chu trình được vận hành một cách tự động, tự giác trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ. Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia được chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả.

Theo chu trình chuẩn đã ban hành, hàng năm, mỗi huyện có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ; thành phố Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh có ít nhất 1 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ.

Triển khai Đề án OCOP Hà Tĩnh, trước tiên sẽ hình thành hệ thống tổ chức từ tỉnh đến xã; lựa chọn một số sản phẩm tổ chức làm điểm trong năm 2018, từ đó rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. Năm 2018, lựa chọn 6 sản phẩm làm điểm, gồm: Kẹo cu đơ Phong Nga, bánh đa nem Thạch Quý, cam Khe Mây, nem chua Ý Bình, nước mắm Lạch Kèn và nước mắm Phú Khương.

Ông Nguyễn Văn Phong, chủ cơ sở sản xuất Kẹo Cu Đơ Phong Nga, thôn Bàu Láng (Thạch Đài - Thạch Hà), cho biết, Kẹo Cu đơ Phong Nga đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước. Tham gia OCOP là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nói chung và các sản phẩm nói riêng đến với thị trường dễ dàng hơn. 

Hiện, cơ sở đang tập trung đầu tư sản xuất với số lượng và chất lượng; đẩy mạnh công nghệ chế biến, bảo quản, xây dựng thương hiệu; nâng cao chất lượng thiết kế mẫu mã, bao bì hấp dẫn để cung cấp ra thị trường sản phẩm có chất lượng tốt nhất…

Sản phẩm Cu đơ được lựa chọn vào chương trình OCOP của Hà Tĩnh. 

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một số nội dung để phát triển, tiêu chuẩn hóa sản phẩm như: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu; xúc tiến thương mại; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; kiểm nghiệm đánh giá chất lượng và đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng... 

Các nội dung khác do chủ cơ sở sản xuất bỏ vốn thực hiện. Tư vấn sẽ cùng hỗ trợ chủ cơ sở thực hiện phương án nhằm nâng cấp, phát triển sản phẩm, quá trình thực hiện có sự giám sát, hỗ trợ của ban OCOP các cấp. Đồng thời với đó là xây dựng trang web và bộ nhận diện thương hiệu Chương trình OCOP Hà Tĩnh.

Tổng nguồn vốn thực hiện đề án giai đoạn 2018 - 2020 là 483,862 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Nhà nước: 105,982 tỷ đồng (năm 2018: 4,109 tỷ đồng; năm 2019: 44,818 tỷ đồng; năm 2020: 57,055 tỷ đồng); vốn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và xã hội hóa: 377,880 tỷ đồng.

Được biết, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Tĩnh đã xây dựng chuỗi cửa hàng OCOP trên toàn tỉnh nhằm làm cầu nối liên kết đưa sản phẩm chủ lực của địa phương tiếp cận thị trường. 

Hà Tĩnh hiện đã xây dựng được 5 cửa hàng OCOP ở các địa bàn: Thị xã Hồng Lĩnh, thị trấn Đức Thọ, thị trấn Nghi Xuân, TP. Hà Tĩnh (2 cửa hàng), với tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng hơn 1 tỷ đồng. Hiện nay, các cửa hàng đang từng bước đưa sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh vào xúc tiến thương mại.

Ông Võ Tá Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) cho biết: “Chúng tôi triển khai thí điểm và bước đầu đã nhận được những kết quả khả quan. Các sản phẩm tại cửa hàng đều là đặc sản của Hà Tĩnh, có tem truy xuất nguồn gốc nên được người tiêu dùng tin tưởng và đón nhận. Đây là bước đệm để thời gian tới, Hà Tĩnh triển khai đề án mỗi xã một sản phẩm”.

“Chè xanh thêm chút gừng cay - Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người" 

Ông Trần Huy Oánh, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Tĩnh cho biết, sau khi học tập kinh nghiệm OCOP Quảng Ninh và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đề cương hướng dẫn của Bộ NN và PTNT, Hà Tĩnh đã, đang tích cực triển khai xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm”.

Cũng theo ông Oánh, mặc dù Hà Tĩnh có khá nhiều sản phẩm nông nghiệp, thủ công được nhiều người biết đến như: Bưởi Phúc Trạch, nhung hươu, cam bù Hương Sơn, cam chanh Thượng Lộc, cam Khe Mây, đồ gỗ Thái Yên…, tuy nhiên, những sản phẩm đó vẫn chưa thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh mang tầm quốc gia.

 Thu nhập và đời sống người dân trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp, sản xuất nhỏ, năng suất lao động, giá trị canh tác trên đơn vị diện tích còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là “xuất thô”, chưa được chế biến sâu, bao bì, mẫu mã sản phẩm đơn giản, chưa có thương hiệu, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít, lại chưa đạt điều kiện nhà sản xuất.

“Tiềm năng, lợi thế này sẽ được đánh thức, cải thiện rất lớn nếu các sản phẩm nông nghiệp, thủ công có chất lượng tốt được tham gia OCOP”, ông Oánh khẳng định.

Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Hà Tĩnh nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, làm sống lại các giá trị truyền thống của địa phương, xây dựng thành công nông thôn mới, trên cơ sở tạo ra sản phẩm tốt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP và qua đó tạo thị trường bền vững, gia tăng giá trị sản xuất, giá trị nội sinh cho ngành nông nghiệp Hà Tĩnh.

 

Tác giả bài viết: Trần Phong

Nguồn tin: congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 384


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1343054

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74390025