01:55 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mỗi xã một sản phẩm

Thứ ba - 04/07/2017 21:53
Câu chuyện ấy mấy ngày gần đây lại được hâm nóng tại Hội nghị “Mỗi xã một sản phẩm trong xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức. Thực ra, mỗi xã một sản phẩm là một chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm từ năm 2008 với mô hình và tên gọi “Mỗi làng một sản phẩm”, lựa chọn những làng đã có nghề, có sản phẩm mang nét đặc trưng riêng để hỗ trợ cải tiến mẫu mã, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Còn, đối với những làng có nhiều nghề, nhiều sản phẩm, thì lựa chọn ra ít nhất một nghề có sản phẩm mang nét đặc trưng nhất về địa lý, phong tục, văn hóa địa phương để hỗ trợ. Những làng chưa có nghề, chưa có sản phẩm đặc trưng nổi bật, thì khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển các ngành nghề dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho người dân. 

Sản phẩm làng nghề.

Sau một thời gian thí điểm, kết quả cho thấy, các sản phẩm được hỗ trợ đã khẳng định triển vọng phát triển của ngành nghề nông thôn Việt Nam. Các sản phẩm như sơn mài, chạm khắc gỗ, đá, đúc đồng với mẫu mã cải tiến, được chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao, phục vụ tốt cho nhiều thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời, trở thành nơi thu hút khách du lịch đến tham quan và mua đồ lưu niệm. Đến năm 2013, một số tỉnh, thành phố đã chủ động áp dụng thực hiện để triển khai phát triển ngành nghề tại địa phương. Trong đó, Quảng Ninh được xem là nơi có bước chuyển mạnh nhất về vấn đề này và trở thành tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai chương trình một cách sâu rộng, bài bản.

Thực tế thì, đây là một cách làm hay và xem ra hiệu quả kinh tế mang lại từ việc này cao hơn hẳn ở những làng xã chỉ thuần nông. Cứ xem Báo cáo của Bộ NNPTNT thì rất rõ. Hiện nay,  cả nước đã có hơn 56 ngàn doanh nghiệp, 797 hợp tác xã, 119 tổ hợp tác và gần 330 ngàn hộ gia đình tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn. Tổng doanh thu năm 2015 từ các hoạt động ngành nghề nông thôn của các tỉnh, thành phố đạt trên 1 triệu tỷ đồng.

Về làng nghề, đến nay, cả nước có 5.411 làng nghề và làng có nghề, trong đó có 1.864 làng nghề, làng nghề truyền thống và 115 nghề truyền thống đã được công nhận. Một số làng nghề từng bị mai một trong thời kỳ bao cấp, đang dần được khôi phục và phát triển. 

Số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn tăng lên với tốc độ bình quân 8,8% - 9,8%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của làng nghề khoảng 15%. Hoạt động sản xuất của làng nghề đã thu hút 30% lao động và tạo việc làm cho khoảng 11 triệu lao động nông thôn, với thu nhập ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, hàng thủ công mỹ nghệ đã trở thành mặt hàng chủ lực của làng nghề, từ năm 2000, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 12% mỗi năm, đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD.

Vì thế, mới nói, ngành nghề giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông thôn Việt Nam, quan trọng nhất là tăng thu nhập cho nông dân; góp phần khẳng định bản sắc riêng của từng làng qua cách tiếp cận văn hóa vùng miền và cũng quan trọng không kém là  đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển du lịch. Chẳng nói đâu xa, loại hình du lịch cộng đồng ở ta mấy năm nay ghi dấu ấn cũng chính là nhờ bản sắc riêng. Một trong những nét bản sắc ấy là giúp du khách gần xa hòa mình vào cuộc sống thôn quê; trải nghiệm một ngày trồng rau, nuôi tằm hay làm các sản phẩm thủ công như hoa giấy, nón giấy, làm diều, làm các đồ thủ công mỹ nghệ… 

Còn thì, bản thân các làng nghề sau một thời gian “im lặng” giờ nhiều nghề truyền thống đã được khôi phục như nghề thêu, dệt thổ cẩm, gốm sứ, mây tre đan… 

Trở lại với mô hình và cách làm của Quảng Ninh, có thể thấy, nhờ có chiến lược phát triển mỗi xã một sản phẩm nên cách làm ở đây cũng khá bài bản: Từ xây dựng ý tưởng đến xây dựng chính sách hỗ trợ; từ  quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm và điểm bán hàng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức xúc tiến thương mại và Hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm” thường niên… 3 năm triển khai, Quảng Ninh đã khẳng định mình đi đúng hướng.  

Và, đáng chú ý hơn, từ mô hình Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đề nghị thực hiện rộng rãi hơn chương trình phát triển kinh tế ngành nghề nông thôn, đặc biệt là mô hình “mỗi làng một sản phẩm” do Bộ NNPTNT khởi xướng mà Quảng Ninh là một điển hình. Điều này thực sự có ý nghĩa trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong đó “Việc tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế phi nông nghiệp có quan hệ hữu cơ, hỗ trợ nhau cùng phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân”- Phó Thủ tướng nói.

Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ, phải tái cấu trúc nông nghiệp để tạo ra một nền sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới. Một mặt phải đẩy mạnh phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, bao gồm các sản phẩm ngành nghề truyền thống, các sản phẩm ngành nghề mới. Một khi muốn nông thôn trở thành những vùng đất phát triển, không thể chỉ dựa vào mỗi cây lúa - dù đó là cây trồng chủ lực. Mà muốn phát triển nông thôn rất cần phải đi song song hai bước kinh tế nông nghiệp và phi nông nghiệp. Lấy nguồn thu từ các lĩnh vực phi nông nghiệp để phục vụ công cuộc phát triển hạ tầng và quan trọng là giúp nông dân có thêm nhiều việc làm để họ dù ly nông cũng không phải ly hương. 

Trong cuộc “cách mạng” về chuyển đổi tầm nhìn trong phát triển nông thôn, Nhà nước đóng vai trò ‘bà đỡ’ bằng cách tạo thể chế, tạo hành lang pháp lý cũng như các cơ chế, chính sách cho phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, xây dựng cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển kinh tế phi nông nghiệp. 

Còn,  “Người dân phải là chủ thể tham gia sản xuất, tạo ra sản phẩm; lấy doanh nghiệp, HTX, Tổ HTX làm động lực cung cấp dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, lo vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, tiêu thu sản phẩm, phân chia lợi ích” - Phó Thủ tướng yêu cầu. Còn các cấp chính quyền thì đẩy mạnh tuyên truyền vận động để xã hội, doanh nghiệp, người dân cùng thực hiện. Nếu được như thế thì công cuộc phát triển kinh tế nông thôn sẽ nhiều khởi sắc. Nông thôn mới sẽ là cái đích không xa vời. 

Theo  Hoàng Mai/daidoanket.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 217


Hôm nayHôm nay : 33776

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1166922

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60175245