21:04 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người bạn Nhật của nông dân

Chủ nhật - 15/07/2018 20:42
Chị Mayu Ino đã dành cả tuổi thanh xuân của mình để theo đuổi dự án cộng đồng ở nông thôn và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Rời Nhật Bản đến Việt Nam năm 20 tuổi, gắn bó với mảnh đất này hơn 20 năm, chị Mayu Ino đang là nhà sáng lập và điều hành Tổ chức Seed to Table (Từ hạt giống đến bàn ăn) - một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông thôn tổng hợp.

Dạy nông dân làm nông nghiệp hữu cơ

Seed to Table ra đời năm 2009, là dự án bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh lương thực, giúp nông dân quy mô nhỏ tiếp cận tốt hơn với thị trường, xây dựng lòng tin và sự hợp tác giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Năm 2012, khi khái niệm nông nghiệp hữu cơ còn rất mới mẻ, Seed to Table được giới thiệu với nông dân tỉnh Hòa Bình. Ban đầu, 300 hộ dân chia thành 40 nhóm đăng ký tham gia dự án nhưng chỉ sau 1 năm chỉ còn 20 nhóm hoạt động. "Việc duy trì sản xuất hữu cơ ở các hộ dân rất khó, họ có nhiều lý do ngừng tham gia. Chúng tôi không ép họ tiếp tục vì chỉ khi họ thật sự muốn theo đuổi thì mới bền vững. Sau khi kết thúc dự án, chỉ cần vài nhóm nông dân còn tiếp tục sản xuất hữu cơ và cải thiện sinh kế từ mô hình này là chúng tôi đã thành công" - chị Mayu Ino kể.

Người bạn Nhật của nông dân - Ảnh 1.

Chị Mayu Ino (bìa phải) và các học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Theo chị Mayu Ino, sản xuất hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên đòi hỏi nông dân phải bỏ ra rất nhiều công sức ủ phân chuồng, bắt sâu, thu hoạch… Thế nhưng, giá nông sản quá thấp so với công sức nông dân bỏ ra nên lao động ở nông thôn càng ngày càng ít, hầu như chỉ còn người già và trẻ em. "Chúng tôi là tổ chức nước ngoài nên không thể trực tiếp đến hỗ trợ nông dân mà phải thông qua chính quyền địa phương, nếu các địa phương không tích cực hợp tác triển khai dự án thì nông dân không thể nhận được sự hỗ trợ. Chúng tôi từng phải trả lại nhà tài trợ 300 triệu đồng vì địa phương không hợp tác. Tại miền Nam, Seed to Table triển khai ở tỉnh Bến Tre cũng gặp những khó khăn tương tự như ở tỉnh Hòa Bình nên tôi dự định trở về Nhật khi dự án kết thúc vào đầu năm 2019" - chị Mayu Ino bộc bạch.

Giúp thay đổi nhận thức về sản xuất sạch

Những chuyển biến tích cực của nông nghiệp hữu cơ trong thời gian gần đây đã giữ chân chị Mayu Ino tiếp tục gắn bó, hỗ trợ các dự án mới ở Việt Nam. Theo chị, một mô hình điểm trong dự án nông dân đã có thu nhập ổn định 6 triệu đồng/tháng với diện tích 500 m2 canh tác rau hữu cơ các loại. Nếu so sánh về mặt kinh tế, trồng rau hữu cơ lợi hơn trồng lúa. Một lợi ích khác là giúp nông dân gắn bó với mảnh vườn, qua đó giữ gìn môi trường cũng như văn hóa địa phương.

Mô hình vườn rau hữu cơ trong trường học triển khai tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (huyện Mỏ Cày Nam), Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Thạnh Phú) ở tỉnh Bến Tre đã thành công hơn kỳ vọng. Thầy cô và học sinh hai trường này rất tâm huyết với vườn rau hữu cơ. Sắp tới, mô hình sẽ được nhân rộng ra các trường: Ngô Văn Cấn (huyện Mỏ Cày Bắc); Phan Liêm, Phan Ngọc Tòng (huyện Ba Tri) và Mạc Đĩnh Chi (huyện Châu Thành). "Vườn rau trở thành nơi thực hành sau giờ học, giúp học sinh kỹ năng làm việc theo nhóm. Hơn nữa, sản phẩm của các em rất đắt hàng, được khách hàng là thầy cô và các gia đình quanh trường "xếp hàng" mua với giá cao hơn thị trường gấp 2 lần" - chị Mayu Ino hào hứng.

Từ thành công này, chị Mayu Ino nhận ra các em học sinh THPT có vai trò rất lớn trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng về nông nghiệp sạch. Theo chị, nông dân nghe giới chuyên môn kỹ thuật hoặc chuyên gia nói có thể không tin ngay nhưng rất tin tưởng khi nghe con em mình nói về những điều đã học ở trường. Vì vậy, dự án muốn hợp tác xây dựng phòng thí nghiệm trong trường học, giúp học sinh cách chế biến, bảo quản nông sản để gia tăng giá trị sản phẩm. Đây cũng sẽ là nơi giúp các em những kỹ năng ban đầu để có thể khởi nghiệp nông nghiệp trong tương lai. 

Đừng quá chú trọng xuất khẩu!

Theo chị Mayu Ino, Việt Nam đang quá chú trọng làm nông sản tốt để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, châu Âu… Trong khi đó, nên ưu tiên tiêu thụ tại chỗ để đỡ vất vả cho nông dân sản xuất nhỏ trong khâu sơ chế, bảo quản và vận chuyển sản phẩm. "Chúng ta có thể hình thành những cộng đồng tự chủ về lương thực, nơi mọi người biết nhau và tin tưởng sản phẩm của nhau. Mô hình này sẽ giúp cộng đồng làng xã giữ được văn hóa truyền thống" - chị Mayu Ino nói.


Tác giả bài viết: NGỌC ÁNH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 349


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1091891

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71319206