01:38 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người chăn nuôi thiết tha VietGAHP

Thứ tư - 10/04/2019 03:47
Xã Hoằng Thắng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) là địa phương chăn nuôi theo quy trình VietGAHP khá sớm.
08-21-39_1
Gia đình bà Hiền sẽ tự tin tăng đàn nếu được chứng nhận VietGAHP

Tuy nhiên, chứng nhận Thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) ở đây mới chỉ được cấp cho đàn lợn. Nhiều hộ nuôi đối tượng khác rất muốn được hỗ trợ cấp chứng nhận chăn nuôi theo hướng an toàn.

Bà Lê Thị Hiệt ở thôn Hải Phúc 2, xã Hoằng Thắng nuôi 1.000 con gà đẻ, mỗi ngày cung ứng ra thị trường 700 - 800 quả trứng. Chăn nuôi tuân thủ quy trình chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ nên đàn gà phát triển tốt, có lãi. Năm nay bà Hiệt dự định nâng tổng đàn lên 1.500 con nhưng vẫn còn những băn khoăn.

“Nuôi gà, đặc biệt là gà đẻ rủi ro cao nhưng nếu tuân thủ quy trình thì gà phát triển tốt, lãi cao. Tuy nhiên, nếu muốn tăng tổng đàn thì phải có thương hiệu mới đưa sản phẩm vào được những thị trường ổn định. Nhưng ở đây chỉ là vùng chăn nuôi lợn được chứng nhận VietGAHP, chúng tôi cũng muốn được cấp chứng nhận cho con gà để sản phẩm dễ tiêu thụ hơn. Rất mong sẽ có những chương trình hỗ trợ để người nuộ gà được hưởng lợi” – bà Hiệt cho biết.

Đó cũng là nguyện vọng của hơn 100 hộ chăn nuôi khác tại xã Hoằng Thắng.

Theo ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng, từ năm 2010, Hoằng Thắng đã xây dựng vùng chăn nuôi lợn VietGAHP. Từ đó đến nay, toàn xã có 144 hộ chăn nuôi được chia làm 8 nhóm, thường xuyên được tập huấn quy trình chăn nuôi VietGap, được dự án Lifsap tài trợ và hỗ trợ các dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi. Người dân rất nhiệt tình hưởng ứng, từ đó đã tạo ra một hiệu ứng tích cực trong ý thức chăn nuôi.

Năm 2016, một tổ hợp tác chăn nuôi được thành lập với 20 hộ tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 4 con lợn nái ngoại, 1 quạt trần, một máy hút khí, 2 máng ăn di động và 1 cân điện tử. Đổi lại, các hộ chăn nuôi này phải tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn nuôi VietGAHP như nguồn gốc con giống, ghi nhật ký ngày nhập, xuất chuồng, lịch tiêm các loại vacxin, lịch tiêu độc khử trùng, sử dụng cám đảm bảo chất lượng… Cũng trong năm 2016, các hộ chăn nuôi này được chứng nhận VietGAHP.

Gia đình ông Bùi Văn Anh, một trong 20 hộ thuộc Tổ hợp tác chăn nuôi lợn xã Hoằng Thắng cho biết, đang là thời điểm dịch dã nên việc PV muốn tiếp cận chuồng trại là điều không thể. Đây là nguyên tắc ứng xử bất di bất dịch trước nguy cơ dịch bệnh của những hộ chăn nuôi trong tổ hợp tác.

08-21-39_2
Nông dân hưởng lợi khi chăn nuôi hướng VietGAHP

Nếu trước đây, các hộ chăn nuôi sẵn sàng để người lạ vào thăm chuồng trại bất cứ lúc nào mà không cần một điều kiện gì thì nay phải tiêu độc khử trùng, mặc đồ bảo hộ.

Theo ông Anh, cái được nhất khi tổ hợp tác được chứng nhận VietGAHP không đơn thuần chỉ là sự hỗ trợ mang tính vật chất mà đó là các hộ được tham gia nhiều hơn những khóa tập huấn, từ đó ý thức, kiến thức chăn nuôi nâng cao. Các hộ trong tổ hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật, lúc xuất chuồng, nhập chuồng. Thực hiện nghiêm các cam kết có lợi khi tham gia tổ hợp tác…

Và điều quan trọng hơn nữa, việc thả đàn tập trung, xuất chuồng tập trung sẽ tạo thuận lợi lớn cho đầu ra có tính hàng hóa lớn, tránh được việc ép giá của tư thương.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thắng khẳng định, từ những lợi ích trên có thể thấy, việc người chăn nuôi có nhu cầu được cấp chứng nhận VietGAHP là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Chính quyền địa phương cũng sẽ được hưởng lợi trong công tác quản lý dịch bệnh, quản lý vật nuôi, hộ chăn nuôi.

"Trước nay, hễ nghe tin dịch dã ở đâu là chính quyền rất lo lắng, thường xuyên tổ chức tuyên truyền. Có thể nói, tài sản của người dân nhưng chính quyền lại phải bảo vệ như bảo vệ chính tài sản của mình. Nhưng nay thì chính những người chăn nuôi ở vùng VietGAHP còn lo xa hơn rất nhiều từ khâu phòng đến chữa bệnh cho vật nuôi. Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế nhờ VietGAHP đem lại đối với chăn nuôi lợn tăng 15 - 20%”, ông Sỹ cho biết.
VÕ VĂN DŨNG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 501

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 500


Hôm nayHôm nay : 28070

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1419092

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74466063