20:00 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân vẫn khó làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ

Thứ sáu - 24/08/2018 11:31
Khái niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được phổ biến nên các sản phẩm còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.


Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã và đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia. Hiện nay, tỉnh Quảng Nam đã xây dựng thành công một số mô hình nông nghiệp hữu cơ, tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Chuỗi sản phẩm an toàn, hữu cơ gồm đậu phụng, thịt bò, rau của Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được người tiêu dùng ưa thích.

Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Điện Quang cho biết, các loại dầu ăn công nghiệp hiện chỉ có giá 40.000 – 50.000 đồng/lít, trong khi giá 1 lít dầu đậu phụng qua chế biến có giá 90.000 đồng. Hiện, nhiều người tiêu dùng ở Quảng Nam ưa dùng “dầu phụng đất Quảng”. Theo ông Thành, năm nay,Hợp tác xã sản xuất 10 ha đậu phụng chuyên canh, dự kiến năm 2019 sẽ mở rộng thêm 30 ha.

“Xã Điện Quang tổ chức sản xuất vùng chuyên canh cây đậu phụng, từ đó toàn bộ những nông dân liên kết với hợp tác xã sản xuất làm đúng quy trình. Hợp tác xã thu mua sản phẩm làm nguyên liệu phục vụ chế biến “dầu phụng đất Quảng”. Trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ hình thành một số vùng chuyên canh khác như ớt, để tiến tới làm tương, ớt muối, ớt khô phục vụ cho thị trường”, ông Thành cho biết.

 

nong dan van kho lam giau tu nong nghiep huu co hinh 1
Quảng Nam đã xây dựng thành công các nhãn hiệu và thương hiệu hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ. (Ảnh: TN&MT)
Những mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch ở tỉnh Quảng Nam ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Sản phẩm rau an toàn Trà Quế đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Các cánh đồng lúa ở xã Cẩm Thanh, Cẩm Hà còn được vào các tour du lịch của thành phố Hội An. Tuy vậy, khái niệm về sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa được phổ biến nên các sản phẩm còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. 

 

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Công ty CP Giống nông nghiệp Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho biết, mỗi năm, công ty sản xuất 10 ha lúa theo hướng hữu cơ, cung cấp cho thị trường hơn 70 tấn gạo. Thế nhưng, vẫn chưa có một tổ chức nào đứng ra để thẩm định và chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng về hữu cơ nên sản phẩm bán ra khó được người tiêu dùng tin tưởng.

“Quá trình sản xuất lúa hữu cơ có những khó khăn khi chưa có quy trình, quy chuẩn để tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn chưa có cơ quan nào chứng nhận sản phẩm, nên khi đưa gạo ra thị trường tiêu thụ, người tiêu dùng vẫn khó phân biệt được gạo hữu cơ gây khó khăn cho doanh nghiệp”, ông Thiện cho biết.

Tỉnh Quảng Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ. Vùng miền núi phía Tây của tỉnh, nơi có lợi thế về diện tích rừng, phù hợp cho phát triển nông nghiệp, tỉnh đặc biệt ưu tiên cho việc bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu; Vùng trung du tiếp tục cải tạo vườn, phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch miệt vườn; Vùng đồng bằng, đô thị chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa lịch sử, làng nghề,…

Ông Trần Văn Khởi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, đất đai ở tỉnh Quảng Nam không được màu mỡ như những địa phương khác nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

“Khó khăn nhất khi phát triển nông nghiệp hữu cơ vẫn là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khô hạn và nhiễm mặn. Bên cạnh đó, đa số các vùng độ màu mỡ của đất không cao nên sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng gặp một số khó khăn. Vì thế, các mô hình sản xuất cần ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới cải thiện được điều kiện đất đai; kết hợp với lựa chọn giống cây trồng, dùng công thức luân canh cây trồng khác nhau cho phù hợp, khai thác triệt để được điều kiện thuận lợi và hạn chế tối đa điều kiện bất lợi”, ông Khởi lưu ý./.

Theo Phương Cúc//vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 251

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1123833

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72806542