11:43 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển OCOP gắn với nông thôn mới

Thứ tư - 08/05/2019 22:09
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là một chủ trương đúng đắn, nhằm khơi dậy sự tự lực sáng tạo của cộng đồng, để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tìm kiếm động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, trong bối cảnh môi trường phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng có nhiều thay đổi.
Hà Tĩnh xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là nội dung trọng tâm, cốt lõi trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã xây dựng và ban hành đồng bộ các quy hoạch ngành, lĩnh vực, xây dựng đề án phát triển cho từng lĩnh vực, từng sản phẩm cây, con cụ thể; xác định danh mục sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của tỉnh, theo đó Hà Tĩnh xác định 13 sản phẩm, gồm: Lúa hàng hoá; Lạc; Rau, củ quả thực phẩm chất lượng cao; Bưởi Phúc Trạch; Cam chất lượng cao; Chè; Cao su; Gỗ nguyên liệu rừng trồng; Lợn; Bò; Hươu; Tôm. Trong đó: lạc; tôm; rau, củ quả; cao su; chè và lợn là những sản phẩm tỉnh tham gia sản phẩm khu vực, cả nước và xuất khẩu. Các huyện, thành phố, thị xã và cấp xã đều xác định các sản phẩm chủ lực, có lợi thế để tổ chức thực hiện.

Để tổ chức thực hiện tỉnh đã ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tập trung theo 3 hướng sau:

- Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cho người dân (hỗ trợ trực tiếp cho hộ nông dân và hỗ trợ thông qua các tổ chức đại diện cho hộ nông dân như THT, HTX), để họ đủ năng lực liên kết sản xuất với doanh nghiệp.

- Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp: Thông qua các cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng ngoài hàng rào, lãi suất tín dụng, một số chính sách đặc thù cho việc chuyển giao các loại giống mới, công nghệ cao, tập trung chỉ đạo giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, TTHC…

- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với hộ nông dân, trang trại, THT, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ (hỗ trợ tạo mối liên kết bền vững giữa các bên). Hầu hết các dự án, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đều từng bước hướng đến phát triển hình thức liên kết sản xuất này.

Sau 8 năm thực hiện Chương trình MGTQG xây dựng nông thôn mới, trong tổ chức sản xuất chúng tôi rút ra bài học đó là 4 hóa “Doanh nghiệp hóa, xã hội hóa, liên kết hóa, Quốc tế hóa”; 3 đồng “đồng nhất về giống, đồng nhất về sản phẩm và đồng nhất về công nghệ để tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu” 2 vừa “vừa sản xuất tập trung quy mô lớn nhưng đồng thời sản xuất phân tán gắn kết với các hộ gia đình”, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tổ chức chỉ đạo sản xuất. Cho nên ở Hà Tĩnh, hiện nay Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm bước đầu thực hiện đã có những thuận lợi, với những sản phẩm có tiềm năng, lợi thế như: Bưởi Phúc Trạch tại xã Phúc Trạch, cam Khe Mây (xã Hương Đô, huyện Hương Khê); Cam chanh (tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc; xã Đức Lĩnh, Sơn Thọ, Hương Thọ, huyện Vũ Quang); Cam bù, nhung hươu Hương Sơn; mật ong Vũ Quang; nước mắm Phú Khương (Kỳ Anh), Ánh Hồng (Lộc Hà), Lạch Kèn (Nghi Xuân); bánh gai Đức Thọ; nem chua Ý Bình (Hương Sơn)…

Các khu du lịch: Khu du tích đại thi hào Nguyễn Du, Khu di tích danh nhân Nguyễn Công Trứ, Khu di tích Danh y Hải Thượng Lãn Ông, Chùa Hương, Chùa Đá....; các điểm du lịch: biển Thiên Cầm, biển Xuân Thành, suối nước nóng Sơn Kim.... với những lợi thế đó, tỉnh đã chỉ đạo phát triển du lịch gắn với nông thôn mới, nhiều tour tuyến du lịch, mô hình du lịch trải nghiệm nông thôn mới như: tour từ Trung tâm Phát triển Hương Bình – Thôn Nam Trà, xã Hương Trà – xã Tùng Ảnh – Sơn Kim 1 – Khu du lịch Hải Thượng Lãn Ông; tour Ngã 3 Đồng Lộc – xã Vượng Lộc - xã Thượng Lộc – Trang trại Hoa Hồng xã Nam Hương; tour Xã Tùng Ảnh, Mộ cố Tổng Bí thư Trần Phú – Chùa Đá - Khu du lịch Hải Thượng Lãn Ông - Suối nước nóng Sơn Kim…; các điểm du lịch trải nghiệm, như: Trang trại nông nghiệp công nghệ cao của Ông Nguyễn Văn Bình, xã Xuân Mỹ với hệ thống nhà lưới sản xuất rau, hoa quả công nghệ cao, các trò chơi dân gian…; Du lịch Homestay ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân với trải nghiệm nghe kiều, bói kiều, vịnh kiều, viết thư pháp; Trang trại Hoa hồng xã Nam Hương, huyện Thạch Hà với hàng trăm cây hoa hồng, cảnh quan đẹp; Edufarm Tượng Sơn kết hợp giữa trải nghiệm các trò chơi dân gian và học tập và thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục phát triển các mô hình đó gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, hình thành nên các làng văn hóa du lịch, gắn với điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của Hà Tĩnh.

Song song với tập trung phát triển sản xuất, trong xây dựng nông thôn mới Hà Tĩnh đã chỉ đạo xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu – là tiêu chí thứ 20 của Hà Tĩnh trong xây dựng nông thôn mới. Chính xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu đã đính hướng cho quá trình tổ chức sản xuất ở nông thôn, cụ thể:

- Vườn hộ được xây dựng và phát triển theo quy hoạch: Việc sắp xếp, bố trí, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi vườn hộ bài bản, khoa học, phát huy hiệu quả sử dụng đất cao nhất;

- Xác định rõ sản phẩm chủ lực, tạo sản phẩm hàng hóa và các dịch vụ có tiềm năng lợi thể làm cơ sở phát triển sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn sản phẩm OCOP;

- Các tiến bộ KHCN được ứng dụng rộng rãi như tưới tiết kiệm theo công nghệ Israel; sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường, sản xuất phân hữu cơ sinh học, phòng trừ sâu bệnh hại; quy trình sản xuất VietGAP, nông nghiệp hữu cơ;…

Qua 4 năm thực hiện có thể khẳng định “Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, Vườn mẫu, hiện thực hóa đa mục tiêu”, đó là vừa nâng cao thu nhập cho nông dân, vừa thân thiện với môi trường, tạo cảnh quan đẹp cho nông thôn; hướng nông dân sản xuất theo hướng liên kết, an toàn, hữu cơ và là cách tốt nhất để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; còn có thể thúc đẩy du lịch sinh thái vườn phát triển. Hà Tĩnh xác định đây chính là giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm thành công.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 490/QĐ-Ttg ngày 7/5/2018 về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020; Hà Tĩnh đã ban hành Đề án Mỗi xã một sản phẩm Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn đến 2030, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tạo ra sự bứt phá mới trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất, đến chế biến và thương mại sản phẩm, bảo đảm đáp ứng yêu cầu chủ trương tái cơ cấu, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nêu rõ mục tiêu đến năm 2020, định hướng đến 2030, quan điểm của tỉnh và các giải pháp thực hiện hiệu quả.

Các quan điểm, định hướng, cách làm để phát triển kinh tế nông thôn của Tỉnh trong những năm qua đã có những điểm phù hợp với định hướng, cách làm của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đây sẽ là cơ sở, nền tảng để Hà Tĩnh thực hiện có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Đây là một chủ trương đúng đắn, nhằm khơi dậy sự tự lực sáng tạo của cộng đồng, để khai thác hiệu quả nhất tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, tìm kiếm động lực mới cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, trong bối cảnh môi trường phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng có nhiều thay đổi. Mặt khác, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là cách thức tổ chức sản xuất vừa phải đảm bảo phát triển trước mắt, vừa phát triển bền vững lâu dài, luôn gắn với thị trường.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án, thời gian tới Hà Tĩnh tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Rà soát các quy hoạch đã có, xây dựng quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, công nghệ cao vùng ven biển và vùng đồi, rừng (đây là 2 vùng có đủ điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao của tỉnh). Trên cơ sở quy hoạch, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất tập trung, tạo quỹ đất, ưu tiên cho các dự án, doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm hạt nhân lan tỏa, thúc đẩy chuyển giao khoa học, công nghệ cho các vùng sản xuất thâm canh.

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển các chuỗi liên kết sản xuất đã và đang hình thành, đi vào chiều sâu, phát triển bền vững.

- Khuyến khích mạnh mẽ ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất thông qua doanh nghiệp, tạo sự đồng nhất về giống, công nghệ sản xuất, để tạo sản phẩm quy mô lớn, đồng nhất. Ưu tiên thỏa đáng cho việc đưa các giống, công nghệ cao, công nghệ sinh học, nhất là từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến; phát triển các cơ sở bảo quản, chế biến gắn với vùng nguyên liệu, nhằm tạo bước đột phá cho phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Tổ chức lại việc sản xuất phân tán, nhỏ lẻ hiện nay, theo hướng khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, đẩy mạnh cơ giới hóa, phát triển kinh tế hợp tác, tích cực hỗ trợ hộ nông dân phát triển đa dạng các loại hình liên kết với doanh nghiệp; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các chuỗi liên kết quy mô vừa và nhỏ; quan tâm giải quyết hài hòa lợi ích của các khâu trong chuỗi liên kết, nâng cao hiệu quả, giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Thực hiện tốt việc khảo sát, dự báo thị trường để khuyến cáo các doanh nghiệp, HTX, THT, hộ nông dân điều chỉnh phương án sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường; xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh; phát triển chuỗi cửa hàng nông sản của tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là tại các trung tâm lớn như KKT Vũng Áng, các TP, TX, trung tâm thương mại, chợ nông thôn…

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

 
Văn phòng Điều phối NTM tỉnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 221

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 220


Hôm nayHôm nay : 68497

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1521264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74568235