11:50 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ

Thứ bảy - 29/09/2018 22:47
Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tạo động lực thúc đẩy nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững.
Mô hình trồng gừng hữu cơ giúp người dân xã Vân An, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có thu nhập ổn định.

Mô hình trồng gừng hữu cơ giúp người dân xã Vân An, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có thu nhập ổn định.

Sản phẩm nông nghiệp sạch

Sau hai năm (2017-2018) triển khai thực hiện, một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ có doanh nghiệp bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm ở Cao Bằng đã và đang đạt kết quả tốt. Các mô hình như liên kết doanh nghiệp và nông dân trồng gừng hữu cơ tại huyện Hà Quảng; trồng nghệ hữu cơ tại hai huyện Thông Nông và Nguyên Bình; trồng rau an toàn tại hai huyện Thạch An và Hòa An, mang lại thu nhập khá cho người dân.

Được cán bộ Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh Cao Bằng cam kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, các hộ dân ở xã Vân Trình, huyện Thạch An vượt qua tâm lý lo ngại về đầu ra, tham gia học hỏi kỹ thuật, áp dụng sản xuất 2 ha rau an toàn ở xóm Bó Dường và Phạc Sliến. Sản phẩm rau cải bắp, su hào, súp lơ, đậu Hà Lan sử dụng phân vi sinh và phân chuồng ủ kỹ, bảo đảm các tiêu chuẩn rau an toàn. Sản phẩm của người dân được Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng thu mua để chế biến bữa ăn hằng ngày cho công nhân và được tiểu thương đến tận nơi thu mua tiêu thụ ở thành phố Cao Bằng. Nhờ trồng rau, nhiều hộ đạt thu nhập 25 triệu đồng/vụ. Hiện tại, nông dân sản xuất rau an toàn ở xã Vân Trình chuẩn bị triển khai sản xuất rau theo quy trình VietGAP, với mục tiêu đưa sản phẩm vào siêu thị.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại xóm Nà Tẻng, xã Hồng Việt, huyện Hòa An do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng triển khai hiện cũng thu được kết quả tốt. Để thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cho nông dân, cán bộ nông nghiệp đã tổ chức cho các hộ đi tham quan, học tập mô hình, tập huấn kỹ thuật. Trồng rau trên diện tích hơn 5.000 m2, thu nhập trong vụ xuân hè năm 2018 của 16 hộ tham gia đạt gần 77 triệu đồng. Mặc dù tốn nhiều công, vật tư sản xuất rau an toàn, nhưng người dân hồ hởi với lợi nhuận từ mô hình này, tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích.

Tại các xã vùng Lục Khu, huyện Hà Quảng, trước đây bà con chỉ trồng ngô, đỗ tương. Từ khi phát triển trồng gừng hàng hóa được bao tiêu sản phẩm, nhiều hộ nâng cao thu nhập, thoát nghèo. Anh Hứa Văn Dùng, xóm Lũng Rẩu, xã Vân An phấn khởi cho biết: Gia đình trồng gừng trên mảnh đất rộng 3.000 m2, có năm thu nhập đạt 100 triệu đồng. Trước đây giá cả bấp bênh, nên chưa yên tâm sản xuất. Hiện nay, huyện đã ký hợp đồng với doanh nghiệp, có đầu ra, giá thu mua ổn định, cho nên gia đình yên tâm đầu tư sản xuất.

Trong năm 2018, tại huyện Hà Quảng có khoảng 1.000 hộ trồng 80 ha gừng, tập trung tại bốn xã Cải Viên, Vân An, Nội Thôn, Lũng Nặm, với năng suất khoảng 20 tấn/ha, giá thu mua từ 5.000 đến 6.500 đồng/kg. Cây gừng mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tham gia giữ vững mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, xây dựng sản phẩm nông nghiệp sạch đặc hữu Cao Bằng, Dự án CSSP hướng dẫn kỹ thuật, giúp nông dân mở rộng diện tích trồng gừng hữu cơ, nâng cao giá trị kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay, việc phát triển cây gừng hàng hóa ở huyện Hà Quảng đang gặp trở ngại. Gừng bị thối củ do nấm, Dự án CSSP Cao Bằng mời cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn người dân cách phòng, chống bệnh, để gừng bén rễ bền vững, trở thành cây chủ lực giúp giảm nghèo. 

Thay đổi tư duy sản xuất 

Phó Giám đốc Ban điều phối Dự án CSSP tỉnh Cao Bằng Lâm Duy Tàng cho biết: Vận động nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thay vì hỏi bà con cần gì, cán bộ dự án cần giúp nông dân ý thức được thế mạnh đất đai, nguồn nước của địa phương trong sản xuất nông sản sạch; tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho bà con thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng cách sử dụng phân vi sinh, ủ phân chuồng, phân xanh chăm bón cây trồng. Cần tìm ra thị trường cho nông sản sạch, mới bảo đảm tính bền vững của các mô hình.

Từ kết quả đạt được, trong năm 2018, nông dân hai huyện Thông Nông và Nguyên Bình đã phát triển 50 ha nghệ hữu cơ. Nông dân huyện Thạch An phát triển cây bí xanh tại xã Thị Ngân; cây quýt tại xã Đức Thông. Thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục phối hợp, hỗ trợ nông dân, triển khai thực hiện mô hình trồng rau an toàn tại ba huyện có lợi thế đất đai, nguồn nước là Thông Nông, Hà Quảng, Nguyên Bình, phấn đấu nâng cao sản lượng rau an toàn, tạo tiền đề tiếp cận thị trường lớn ngoài tỉnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng Bế Xuân Tiến khẳng định: Do đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng cho nên Cao Bằng có thể phát triển một số sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, có giá trị kinh tế cao, khai thác được tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Tuy nhiên việc sản xuất hiện nay còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Sản xuất nông sản chủ yếu vẫn theo hình thức đơn lẻ, quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm chưa cao; chưa có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư, tiêu thụ sản phẩm, do vậy đầu ra của sản phẩm chưa được bền vững, lâu dài. Ngành nông nghiệp Cao Bằng đang tích cực định hướng sản xuất cho người dân, thu hút doanh nghiệp liên kết trong đầu tư, tiêu thụ nông sản. Thời gian tới, Sở sẽ tham mưu, triển khai giải pháp chuyển đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún của người dân sang sản xuất tập trung, theo quy hoạch vùng đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, khu sản xuất trọng tâm, trọng điểm; phát triển tốt hình thức hợp tác liên kết giữa người dân và doanh nghiệp...
Theo Minh Tuấn/nhandan.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 711


Hôm nayHôm nay : 69434

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1522201

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74569172