13:49 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Nam: Thứ vải của người Cơ Tu có gì lạ mà ai cũng muốn xem?

Thứ năm - 04/07/2019 03:51
Mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm dệt thổ cẩm ở xã TaBhing, huyện Nam Giang (Quảng Nam) đang được tỉnh Quảng Nam chọn để nâng cấp và phát triển thành mô hình sản phẩm OCOP đặc trưng của khu vực miền núi.

Dệt thổ cẩm đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều dân tộc miền núi Quảng Nam. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung tự cấp, người dân không có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống này.

Trong những năm qua, được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các tổ chức quốc tế, nhiều mô hình tổ hợp tác dệt thổ cẩm đã ra đời, vừa giúp bảo tồn, khôi phục lại làng nghề, vừa tăng trưởng kinh tế cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 quang nam: thu vai cua nguoi co tu co gi la ma ai cung muon xem? hinh anh 1

Mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm thổ cẩm xã TaBhing, huyện Nam Giang sẽ được đâu tư và phát triển mạnh.

Vùng đất Nam Giang, tỉnh Quảng Nam là nơi có đông đảo bà con dân tộc sinh sống, nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Từ chính những đôi tay chai sạm sau giờ lên nương rẫy, người phụ nữ Cơ Tu đã biến các nguyên liệu sẵn có ở địa phương thành các sản phẩm du lịch mang màu sắc độc đáo, riêng biệt. Những sản vật của địa phương này đã dần trở thành tặng phẩm du lịch độc đáo, được đông đảo du khách đón nhận.

 quang nam: thu vai cua nguoi co tu co gi la ma ai cung muon xem? hinh anh 2

Hiện nay, những sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề thổ cẩm Za Ra ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã.

Sau khi nhận được sự hỗ trợ từ UBND tỉnh Quảng Nam cùng các tổ chức quốc tế như ILO, JICA, FIDR..., nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu ở làng Za ra xã Tà Bhing, huyện Nam Giang như có thêm “làn gió” mới, các sản phẩm thổ cẩm cũng từng bước được nâng cao, thu hút hàng trăm lượt khách du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

 quang nam: thu vai cua nguoi co tu co gi la ma ai cung muon xem? hinh anh 3

Nghề dệt thổ cẩm ở làng du lịch cộng đồng Za Ra ngày nay đối với người dân Nam Giang không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc trưng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động.

Chị Nguyễn Thị Kim Lan – Giám đốc HTX dệt thổ cẩm Za Ra cho biết, HTX có đến hơn 300 hội viên tham gia, tất cả đều là người Cơ Tu, riêng HTX hiện giải quyết được khoảng 30 lao động trong làng. Hiện nay, những sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống của làng nghề thổ cẩm Za Ra ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã. Các sản phẩm thổ cẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, thu hút du khách trong và ngoài nước đến làng tham quan và mua sắm.

 quang nam: thu vai cua nguoi co tu co gi la ma ai cung muon xem? hinh anh 4

Làng du lịch cộng đồng gắn với nghề dệt thổ cẩm ở xã TaBhing, huyện Nam Giang (Quảng Nam) hàng năm đón hàng trăm lượt khách đến tham quan.

“Nghề dệt thổ cẩm ở làng du lịch cộng đồng Za Ra ngày nay đối với người dân Nam Giang không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn, đặc trưng và giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, mà còn là nơi bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa độc đáo vốn có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Cơ Tu nơi đây…” – Chị Lan chia sẻ.

 quang nam: thu vai cua nguoi co tu co gi la ma ai cung muon xem? hinh anh 5

Được biết, trong kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Quảng Nam quyết tâm xây dựng 3 mô hình OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Theo chị Lan, mặt dù nghề dệt thổ cẩm có những phát triển lớn, song điều khó nhất hiện nay người dân còn nghèo nên việc đầu tư mua sắm máy móc, nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để làng nghề tiếp tục phát triển, tôi rất mong được sự quan tâm của chính quyền các cấp một cách hợp lý để đồng bào có điều kiện đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất...” – Chị Lan kiến nghị.

Được biết, trong kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2019, tỉnh Quảng Nam quyết tâm xây dựng 3 mô hình OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  Trong đó, mô hình làng du lịch cộng đồng gắn với phát triển sản phẩm thổ cẩm xã TaBhing, huyện Nam Giang sẽ được đâu tư và phát triển mạnh.

Theo Diệu Bình/ Dân Việt
http://danviet.vn/nha-nong/quang-nam-thu-vai-cua-nguoi-co-tu-co-gi-la-ma-ai-cung-muon-xem-993763.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 210

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 56316

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60378273