22:44 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo hành lang pháp lý cho nông nghiệp hữu cơ

Thứ ba - 22/08/2017 21:54
Hội thảo "Chia sẻ thông tin về chính sách quản lý để thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam", vừa được Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP.HCM trong ngày 22/8, nhằm lấy ý kiến rộng rãi cho Dự thảo Nghị định Nông nghiệp hữu cơ.

Hành lang pháp lý

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cho biết, đây là lần đầu tiên Dự thảo Nghị định Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi. Việc xây dựng Nghị định NNHC chủ yếu để làm rõ sản xuất NNHC là gì, sản phẩm NNHC là gì… Qua đó tạo hành lang pháp lý dể người sản xuất có điều kiện áp dụng được ngay vào sản xuất NNHC.

16-41-04_nong_nghiep_huu_co
Sản xuất rau hữu cơ ở trang trại Organica tại Long Thành (Đồng Nai)

Theo TS Phạm Đồng Quảng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), việc ban hành Nghị định NNHC là rất cần thiết, bởi Việt Nam có nhiều lợi thế về phát triển NNHC. Nhu cầu sản phẩm hữu cơ trong nước đang ngày càng tăng trưởng ở khu vực thành thị. Trên thế giới, thị trường hữu cơ tăng trưởng nhanh 10-15%/năm. Trong khi đó, sản xuất hữu cơ ở Việt Nam lại chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, minh bạch, chưa có chính sách hỗ trợ cho sự phát triển…

Chính vì vậy, mục tiêu chung của Nghị định NNHC là sẽ góp phần thúc đẩy NNHC Việt Nam phát triển trong thời gian tới; đáp ứng nhu cầu, quyền lợi của người tiêu dùng trong và ngoài nước, hình thành thị trường hữu cơ minh bạch; tăng thu nhập cho nông dân, DN, nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp; bảo vệ đất đai, đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, cảnh quan bền vững. Mục tiêu cụ thể là tạo hành lang pháp lý minh bạch cho NNHC, phù hợp với điều kiện Việt Nam và hòa nhập với thế giới, đáp ứng yêu của của thị trường NK; đề xuất một số chính sách hỗ trợ đặc thù và ưu tiên áp dụng các chính sách hiện có cho phát triển NNHC.

Trong Dự thảo nói trên, sản phẩm NNHC bao gồm: thực phẩm, dược liệu, thuốc đông y hoặc TĂCN, thủy sản được sản xuất, ghi nhãn và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Cơ sở sản xuất hữu cơ phải đáp ứng các điều kiện về khu vực sản xuất, đất, nước tưới, nước sơ chế, thiết bị, dụng cụ và nhân lực…; có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất hữu cơ (trừ hộ gia đình, nhóm hộ). Cơ sở sơ chế, chế biến, vận chuyển, bảo quản, XK, NK, buôn bán sản phẩm hữu cơ phải có giấy đủ điều kiện hoặc giấy chứng nhận khác về điều kiện sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm an toàn pháp luật đã ban hành.

Tiêu chuẩn Việt Nam về NNHC phải phù hợp với nguyên tắc IFOAM, tương đương tiêu chuẩn CODEX, đáp ứng quy định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, được đánh giá hài hòa với tiêu chuẩn tại các thị trường XK.

Với các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, khi sản xuất để XK, cơ sở sản xuất áp dụng tiêu chuẩn theo thỏa thuận, hợp đồng với quốc gia, tổ chức, cá nhân NK; khi sản xuất hoặc NK để tiêu thụ trong nước, cơ sở có thể áp dụng tiêu chuẩn mà Việt Nam là thành viên hoặc có thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau hay tiêu chuẩn được Bộ NN-PTNT thừa nhận tương đương …  

Cần bao quát từ sản xuất đến kinh doanh

Việc Bộ NN-PTNT lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định NNHC đã nhận được sự đồng tình của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp… Đã có nhiều ý kiến đóng góp một cách thẳng thắn cho Dự thảo này.

Theo TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKTNN Miền Nam), đến nay, chúng ta mới chuẩn bị ban hành Nghị định NNHC là quá muộn so với các nước. Ngay cả nước láng giềng là Campuchia, cũng đã có hành lang pháp lý cho NNHC từ mười mấy năm nay. Vì vậy, Nghị định Nông nghiệp hữu cơ cần phải sớm được ban hành và sớm có hiệu lực thực hiện.

Ông Phạm Văn Tuấn, một chuyên gia nghiên cứu giải pháp NNHC ở Lâm Đồng, cho rằng, việc xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về NNHC phải làm sao để gần như tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế để thuận lợi cho XK. Nên dán nhãn xanh Việt Nam trên sản phẩm có chứng nhận hữu cơ để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hữu cơ Việt Nam.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, cơ sở đã buộc phải có chứng nhận hữu cơ thì có nhất thiết phải thêm cả giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn nữa hay không? Bởi để có chứng nhận hữu cơ, cơ sở đã phải được đánh giá đầy đủ và kỹ càng về các điều kiện như nguồn đất, nguồn nước, vật tư, quá trình canh tác… Ông Hoàng Bá Nghị (Tổ chức chứng nhận NHO – Việt Nam), cũng cho rằng, không nên bắt buộc các cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mới được làm NNHC, khi mà quá trình kiểm tra để cấp chứng nhận hữu cơ, người ta sẽ lấy mẫu đánh giá rất đầy đủ, toàn diện về các điều kiện đảm bảo sản xuất ra thực phẩm sạch.

Một câu hỏi được Bộ NN-PTNT đặt ra là Nghị định NNHC có nên bao hàm từ sản xuất đến kinh doanh sản phẩm hữu cơ, hay chỉ dừng ở sản xuất? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho hay, chứng nhận một sản phẩm hữu cơ sẽ bao gồm 3 khâu: sản xuất, chế biến và đóng gói dán nhãn. Nếu Nghị định chỉ dừng ở sản xuất, thì sau này lại phải có thêm những Nghị định về chế biến, đóng gói, rất phức tạp.

Bà Phạm Phương Thảo, GĐ Cty CP Thương mại Dịch vụ Mùa, cho rằng không chỉ ở khâu sản xuất mà các khâu khác như vận chuyển, kinh doanh, phân phối… cũng cần được quản lý chặt chẽ để bảo vệ các nhà sản xuất hữu cơ chân chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Còn theo ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Nông nghiệp hữu cơ, phát triển NNHC không chỉ dừng ở khâu sản xuất mà phải hình thành chuỗi giá trị, do đó phải quản lý từ đầu vào đến khi tới tay người tiêu dùng.

Cũng theo ông Lê Thành, cần phải có quy hoạch những vùng sản xuất hữu cơ ở cấp quốc gia, như vùng sản xuất hữu cơ nhiệt đới, vùng sản xuất hữu cơ ôn đới, vùng sản xuất dược liệu. Ông Lâm Thành Kiệt, TGĐ Cty CP Nông sản Vinacam cũng cho rằng phải có quy hoạch vùng trồng hữu cơ ở các địa phương, để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất hữu cơ không bị lây nhiễm hóa chất từ sản xuất sử dụng phân, thuốc vô cơ.

Theo: Thanh Sơn - Nguyễn Mạnh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 62410

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1222573

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71449888