07:36 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực hiện Đề án Mỗi xã một sản phẩm: Tập trung nâng cao nhận thức của người dân

Chủ nhật - 02/09/2018 05:14
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” đã và đang được thực hiện khắp các địa phương trong tỉnh. Các địa phương hiện đang tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất.

Tại xã Hành Thuận (Nghĩa Hành), lãnh đạo xã này chọn nghề làm chổi đót ở thôn Đại An Đông 1 làm sản phẩm riêng. Chủ tịch UBND xã Hành Thuận Nguyễn Hữu Lệ, cho biết: “Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của chương trình xây dựng nông thôn mới, chúng tôi sẽ phân cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất.

Sau 1 – 3 năm, chúng tôi sẽ thu hồi vốn và tiếp tục xoay vòng, để tất cả các hộ đều được tiếp cận nguồn vốn này. Đó là một trong những cách làm nhằm giúp bà con hiểu hơn về đề án, từ đó họ sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn về công việc và sản phẩm do chính mình làm ra”.

 Nghề làm chổi đót của người dân xã Hành Thuận (Nghĩa Hành).
Nghề làm chổi đót của người dân xã Hành Thuận (Nghĩa Hành).


Khác với Nghĩa Hành và các huyện đồng bằng, hai huyện miền núi Minh Long và Sơn Tây cũng đang gặp khó khăn trong việc thực hiện đề án. Vì thế, ngay từ khi triển khai thực hiện, lãnh đạo hai huyện này đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân.

Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Minh Long Phạm Đăng Đàm, cho biết: “Thuận lợi của địa phương là từ lâu đã có sản phẩm chè. Tuy nhiên, từ việc canh tác cho đến khi thu hoạch đều manh mún, nhỏ lẻ, nên thu nhập chưa ổn định. Do đó, chúng tôi đã tuyên truyền, chỉ ra những lợi ích khi sản xuất theo chuỗi giá trị để bà con hiểu. Một khi nhận thức của họ thay đổi, thì đề án mới thành công”.

Mặc dù chương trình mới triển khai, nhưng thực tế, nhiều địa phương đã thực hiện từ nhiều năm trước và đã có sản phẩm đưa ra thị trường. Tuy nhiên, việc giúp cho người dân có cái nhìn sâu sắc hơn về đề án này, thì rất ít địa phương thực hiện được.

Mới đây, huyện Sơn Tây đã triển khai và mở rộng mô hình trồng cau theo hướng chuyên canh. Tuy nhiên, do tập tục canh tác, nên đa số đồng bào CaDong chưa ý thức được cách thức canh tác mới, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện đề án mỗi xã một sản phẩm của huyện Sơn Tây.

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tây Đinh Công Lập, chia sẻ: “Toàn huyện có 9 xã, nhưng đã có 6 xã đăng ký sản phẩm là cây cau. Sắp tới, địa phương sẽ thực hiện việc ký kết giữa các xã với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, nên việc nâng cao nhận thức của bà con về đề án này là vô cùng cấp thiết”.


Để đề án mỗi xã một sản phẩm thành công cần có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để người dân hiểu kỹ các vấn đề này. Trong đó, việc nâng cao nhận thức của người dân là vấn đề mấu chốt.

 

Tác giả bài viết: ĐÌNH DIỆU

Nguồn tin: baoquangngai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 138

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 134


Hôm nayHôm nay : 39964

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1153006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72835715