20:05 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trại Go Farm nuôi dê sữa siêu sạch

Thứ tư - 11/04/2018 09:35
Trang trại dê sữa Go Farm ở Indonesia đặt mục tiêu 1.000 đầu dê sữa vào năm 2020 để sản xuất sữa dê tiệt trùng (UHT).

Năm 2004, Darwin Saragih - chủ trang trai, bắt đầu khởi nghiệp thành lập trại Go Farm nuôi dê với 18 con dê sữa để thoả đam mê. Từ năm 2015, ông tập trung phát triển trang trại, và ngày nay tăng đến 200 dê sữa với 30 con đang cho sữa. 

Ông nhận thấy thị trường còn chưa có nhiều các trang trại quy mô công nghiệp, là một cơ hội lớn cho những nông dân nuôi dê sữa hiện nay để có thể mở rộng sản xuất và lấp đầy khoảng trống cung cầu. 

Tới năm 2020, ông Saragih đặt mục tiêu, tăng 1.000 con dê sữa, trong đó một nửa đang cho sữa với năng suất mỗi con cho 3 lít/ngày, sản lượng sữa hằng ngày khoảng 1500 lít. “Tôi sẽ đầu tư vào một máy vắt sữa để có hiệu quả và chất lượng sữa tốt hơn, đồng thời hợp tác với nhà máy chế biến sữa gia công để sản xuất sữa tiệt trùng cung cấp cho các thị trường hiện đại”. Ông cho biết. 

Ông hiện đang thiết lập một nền tảng trực tuyến để quảng bá sản phẩm và hỗ trợ phát triển mục tiêu của mình. Bằng ứng dụng trên hệ điều hành di động Android, sẽ bán các loại sản phẩm sữa dê đã được chế biến và sữa tươi. 

Ông Darwin Saragih, chủ sở hữu trang trại Go Farm
Ông Darwin Saragih, chủ sở hữu trang trại Go Farm

Kinh doanh sữa dê

Với 30 dê đang cho sữa, Saragih thu 32 - 35 lít sữa mỗi ngày. Trong tổng sản lượng đó, 90% bán tươi với giá 2,25 USD/lít, phần còn lại làm sữa chua uống giá 4,5 USD/lít  và sữa chua giá 15 USD/kg. 

Cả hai loại sữa tươi và sữa qua chế biến đều bán cho đại lý và người tiêu dùng cuối. Greater Jakarta đang là thị trường chính và sản phẩm cũng được phân phối đến Tây Java, Banten và Sumatera. 

Hiện tại, ông Saragih đang xây dựng nhà huấn luyện tại trại của ông, “Tôi sẽ cung cấp đào tạo về làm lên men sữa kefir và làm phô mai để tạo ra nhiều nhu cầu về sữa tươi”, ông nói 

  

Chất lượng thức ăn

Theo ông Saragih, lý do mà sữa dê của ông được khách hàng ưa chuộng hơn là do chất lượng thức ăn chăn nuôi. “Nhiều khách hàng biết được chất lượng sữa dê của tôi. Ví dụ, để làm ra một kg sữa chua kefir, với sữa dê khác, bạn phải cần 5 lít, nhưng với sữa của tôi chỉ cần 4 lít. Bởi vì sữa dê của tôi có trọng lượng riêng cao hơn”, ông giải thích. 

Ông bộc bạch, bí quyết thành công nằm trong công thức TĂCN. “Khẩu phần ăn của dê sữa là 60% thức ăn thô xanh, 40% phụ phẩm và cám hỗn hợp”. 

Theo ông, có vùng trồng cỏ rất quan trọng với nông trại dê sữa. Ông có tổng cộng 9 ha đất ở Nagrak và Jonggol để trồng cây chàm (indigofera), cỏ odot, cỏ voi (king grass) và cây Kiều Hùng (calliandra). “Cây chàm chứa 28% đạm thô, trong khi cỏ voi có 6% và cỏ odot 12%. Trong đó, cỏ odot có vị ngon nhất”, ông nói. 

Tất cả thức ăn thô xanh được dê sữa ăn tươi, tuy nhiên trong tương lai, ông dự định chế biến thức ăn thô xanh ủ chua, việc lên men làm dễ hấp thu và tiêu hoá chất dinh dưỡng hơn. Ông Saragih dùng nhiều loại phụ phẩm, có phụ phẩm dừa, bã đậu nành, bã bia và vỏ đậu xanh, thu được từ các chợ truyền thống quanh trang trại của ông. Các phụ phẩm này trộn với cám hỗn hợp thiết kế riêng cho dê sữa. 

  

Nhân giống và cải tiến di truyền

Vấn đề chính mà ngành dê sữa của indonesia đang phải đối diện là thiếu con giống mang di truyền tốt. “Năng suất trung bình của dê sữa địa phương chỉ 1 lít/ngày, điều đó không kinh tế cho hệ thống thâm canh,” ông Saragih nói. Ông đã bắt đầu dự án gây giống của mình vào năm 2011, khi ông mua dê đực Saanen thuần chủng trang trại dê sữa Taurus ở Sukabumi phía Tây Java, để khởi động chương trình nhân giống. 

Năm 2016, ông mua dê Saanen thuần chủng tại Baturraden, trung tâm Java. Giống Saanen là giống dê lai từ giống dê địa phương Peranakan Etawah và Jawa Randu. Giống lai này cho 2 lít ngày. Ông nói: “Mục tiêu của tôi là có giống 3 lít/ngày. Vì vậy tôi cần thêm nhiều con giống thuần chủng để cho lai tạo”. 

Ông Saragih cũng đã bán dê giống do ông lai tạo cho các trang trại nuôi dê khác làm giống. Năm trước, ông bán 140 con, hầu hết là dê cái. Dê 8 tháng tuổi bán giá 300 USD/con. “Tôi muốn hỗ trợ những nông dân khác, để chúng tôi cùng phát triển. Khi sản phẩm sữa tiệt trùng của tôi bắt đầu, tôi cần mua sữa tươi từ họ”. 

Theo ông Sagarih, để phát triển ngành dê sữa Inonesia, vai trò của bộ ngành nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc gây giống và cải tiến nguồn giống nội địa. 

Ông Sagarih lập luận rằng Chính phủ phải ngừng cấp dê cho các nông hộ, vì chính sách khuyến nông này không hiệu quả để tăng số lượng dê sữa và cải thiện di truyền học. 

Ông nghĩ chính phủ có thể áp dụng mô hình của Philippines. Chính phủ Philippines thông qua hội đồng nghiên cứu nông nghiệp, phát triển nguồn lợi thủy sản và tài nguyên thiên nhiên của Philippines (PCAARRD), Chính phủ Philippines đã nhập 1.000 con dê sữa, sau đó chỉ định một trang trại nuôi dê sữa để nhân giống. Trong 2 năm, trang trại đó phải gửi lại 2.000 con dê để Chính phủ phân bổ cho các nông hộ quy mô vừa và nhỏ. 

“Hiện trang trại có 5 giống dê sữa đứng đầu là Saanen, Alpine, Nubian, Togenberg và Oberhasli. Tôi mong Chính phủ thông qua các cục chăn nuôi để có thể mang lại thêm nhiều con giống thuần chủng hơn”, ông bộc bạch.
 

Nguồn: nguoichanuoi.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 264

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 262


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1071299

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72754008