10:21 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ "sân chơi" OCOP...

Thứ bảy - 27/04/2019 05:48
Quảng Ninh được nhắc, nhớ, tìm kiếm qua những “từ khóa” Vùng than, Vịnh Hạ Long, Yên Tử…, gần đây là OCOP. OCOP không đơn giản là chỉ là từ viết tắt của một chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh, mà là danh từ chỉ chung hệ thống những sản phẩm đặc sản, mang dấu ấn vùng miền, đã trở thành thương hiệu của Quảng Ninh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham quan gian hàng nông sản của Quảng Ninh tại Hội nghị toàn quốc và triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 27/11/2018.

Ghé các chợ khu vực miền Đông, nếu hỏi về đặc sản vùng miền, sẽ được người dân chỉ điểm bán sản phẩm OCOP. Mỗi địa phương miền Đông của tỉnh đều có những đặc sản riêng, như lợn Móng Cái, gà Tiên Yên...

Lợn Móng Cái, gà Tiên Yên đều là giống thuần chủng địa phương, thời gian nuôi dài, cách thức nuôi tự nhiên, ưa vận động, nên thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Trước đây, do nuôi tự nhiên, nên sản lượng rất thấp, chỉ đến khi chúng trở thành sản phẩm OCOP mới trở nên phổ biến, trở thành hàng hóa, được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.

Việc đưa gà Tiên Yên, lợn Móng Cái vào danh mục sản phẩm OCOP, rồi sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh không hề dễ dàng, phải nhờ vào sự nỗ lực từ tỉnh đến địa phương, doanh nghiệp và chính các hộ nuôi trong các khâu tạo giống, nhân đàn, quy trình nuôi, quy trình kiểm soát chất lượng...

Người dân xã Hà Lâu (huyện Tiên Yên) phát triển mô hình chăn nuôi giống gà bản địa, mang lại thu nhập cao.

Không nhiều người biết rằng, để nhân đàn gà Tiên Yên, người nuôi đã phải làm nhiều phương pháp, bao gồm cả phương pháp “không tưởng” là thụ tinh nhân tạo. Để kiểm soát chất lượng, để con gà Tiên Yên được là “chính mình”, từng con buộc phải đeo nhẫn vào chân. Gà sau chế biến phải được dán tem để truy xuất nguồn gốc qua công nghệ VNPT Check...

Cũng từ chương trình OCOP, sản vật gà Tiên Yên, lợn Móng Cái được chế biến thành nhiều sản phẩm, hàng hóa với hình thức, mẫu mã khác nhau, có thể ăn ngay, có thể bảo quản để vận chuyển biếu, tặng người thân…

Sản phẩm OCOP gà Tiên Yên tiêu thụ gần 300 tấn gà/năm ngay tại huyện. Còn với sản phẩm OCOP lợn Móng Cái đã trở thành nguồn nguyên liệu chế biến hàng trăm tấn giò, chả, dăm bông, thịt hun khói,… vào các bếp ăn gia đình, nhà hàng, khách sạn. Năm 2017, sản phẩm lợn Móng Cái vẫn đứng vững trong suốt "cơn bão" giảm sâu và dài nhất của ngành chăn nuôi lợn hàng chục năm lại đây.

Nhờ chương trình OCOP, từ sản phẩm chợ quê, miến dong Bình Liêu đã có mặt trong hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn.

Từng có bộ sách nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực Việt đã tả món gà luộc Tiên Yên ngọt thơm một cách đặc biệt, săn chắc mà vẫn giòn, không dai, béo mà không ngậy... Còn các món chế biến từ lợn Móng Cái, vị rất đậm đà, da dẻo, thịt thơm…

Cũng ở miền Đông còn có các sản phẩm OCOP hiện đã nổi tiếng nhiều vùng miền của đất nước, là miến dong Bình Liêu, trà hoa vàng Ba Chẽ. Từ sản phẩm dân dã, buộc lạt, bán mẹt trong các chợ quê, giá bán cao nhất 50.000 đồng/kg, giờ miến dong Bình Liêu có mặt trong hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại lớn, nằm trong sản phẩm phân khúc hạng trung, giá bán cao gấp đôi, 120.000-150.000 đồng/kg. Sản lượng miến dong Bình Liêu trong 2 năm gần đây tăng theo cấp số nhân, năm 2018 đạt trên 100 tấn.

Trà hoa vàng Ba Chẽ hiện giá bán trên 1 triệu đồng/kg đối với hoa tươi, 13-15 triệu đồng/kg hoa khô. Chương trình OCOP đã truyền cảm hứng làm giàu cho người dân. Tiêu biểu là anh Nịnh A Trắng, từ người dân tộc Sán Chỉ chưa tường hết mặt chữ cái, trở thành giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh lâm sản có tài trên thương trường. Anh Trắng nói: "Nếu không có OCOP, tôi mãi chỉ là anh làm thuê nghèo...".

Chả mực Hạ Long làm từ nguyên liệu mực mai khai thác trên ngư trường Hạ Long, tươi ngon, độ ngọt cao.

Hiện gia đình anh Trắng có gia sản là hàng nghìn gốc trà hoa vàng, doanh thu 3-5 tỷ đồng/năm. Từ mô hình sản xuất của anh Trắng, huyện Ba Chẽ xác định trà hoa vàng là sản phẩm chủ lực của địa phương; triển khai 3 quy hoạch chi tiết liên quan đến phát triển vùng nguyên liệu và áp dụng công nghệ, dây chuyền thiết bị để chế biến các sản phẩm từ trà hoa vàng, mục tiêu trồng 500ha vào năm 2020. 

Trong danh sách sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẽ là thiếu nếu không điểm mặt 2 sản phẩm xuất xứ từ chính vùng Di sản Vịnh Hạ Long, là chả mực Hạ Long và dịch vụ du lịch chèo thuyền nan trên vụng Vông Viêng. Cái khác biệt, nổi trội của chả mực Hạ Long là sự kết tinh từ nguồn nguyên liệu mực mai khai thác trên ngư trường Hạ Long, tươi ngon, độ ngọt cao, cách giã mực thủ công, giã dối của dân chài bản địa. Sản phẩm dù có giá bán gần nửa triệu đồng/kg nhưng vẫn hút khách, là món quà mỗi du khách đến Hạ Long đều muốn mua về cho gia đình, người thân, bạn bè.

Sơ chế sản phẩm trà hoa vàng tại Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (huyện Ba Chẽ).

Dịch vụ du lịch chèo thuyền nan trên vụng Vông Viêng là sản phẩm OCOP đặc biệt, hiếm hoi, không thuộc nhóm nông sản; được đánh giá là một trong 2 sản phẩm đạt hạng sao cao nhất (5 sao) năm 2018. Hiện HTX Dịch vụ du lịch vạn chài Hạ Long, đơn vị tổ chức sản xuất sản phẩm, đang tăng cường đầu tư quảng bá, phát triển chiều sâu, tăng hàm lượng văn hóa, dịch vụ cho sản phẩm, tức không chỉ đơn thuần là chèo thuyền nan tham quan Vịnh, mà còn khám phá nét đẹp đời sống, sản xuất, sinh hoạt văn hóa của ngư dân - chủ nhân vùng Vịnh.

Ông Vũ Thành Long, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh, Phó BCĐ Chương trình OCOP tỉnh, cho biết: Sản phẩm dịch vụ chèo thuyền nan nói riêng, nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nói chung, ngày càng có cơ hội phát triển, bởi Quảng Ninh là vùng trọng điểm du lịch, nhất là du lịch biển, đảo. Dịch vụ chèo thuyền nan tham quan vụng Vông Viêng hiện thu hút 15.000-20.000 du khách/tháng, chủ yếu là du khách quốc tế.

Hiện toàn tỉnh có hệ thống sản phẩm OCOP với trên 130 sản phẩm đã được xếp hạng từ 3-5 sao.

Từ "sân chơi" OCOP đã giúp Quảng Ninh có gần 200 sản phẩm đặc sắc, chất lượng, giá trị kinh tế cao; trong đó bao gồm nhóm 12 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, 6 sản phẩm định hướng sản phẩm cấp quốc gia. Các sản phẩm này có tính cạnh tranh cao trong nước, thậm chí xuất khẩu, bởi thế mạnh, tính khác biệt đặc trưng Quảng Ninh, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất tập trung, có vùng nguyên liệu lớn, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch của tỉnh, đã và đang được doanh nghiệp tiềm lực đầu tư sản xuất một cách chuyên nghiệp, quy mô lớn.

Đây chính là những điều kiện để sản phẩm OCOP Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ và bền vững. Riêng đối với nhóm chủ lực cấp tỉnh, sản phẩm định hướng cấp quốc gia được xây dựng kế hoạch, chính sách đặc thù để phát triển.

 Việt Hoa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 46981

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1160023

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72842732