20:29 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » OCOP- Nông nghiệp hữu cơ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng chiến lược cho nông nghiệp hữu cơ

Chủ nhật - 20/05/2018 08:34
Việt Nam nằm trong số 170 quốc gia có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Tuy vậy, phát triển NNHC với tỷ lệ nào để hài hòa và phù hợp với đặc thù nông nghiệp Việt Nam, cũng như lựa chọn mô hình nào để phát huy kết quả tối ưu nhất là vấn đề cần được làm sáng tỏ.

Chuyện mới, chuyện cũ

Từ 5 năm trước, ông Lê Văn Thủy, ngụ ở ấp Mỹ Khương, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã quan tâm và áp dụng mô hình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện. Ban đầu, dù đầu ra sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn nhưng ông và gia đình vẫn kiên trì con đường sản xuất theo mô hình sản phẩm sạch, kiểm soát được dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu. 

Năm 2015, một luồng sinh khí mới đến với nhiều hộ dân sản xuất thanh long ở địa phương khi Hợp tác xã (HTX) thanh long Mỹ Tịnh An bắt đầu hoạt động và tìm kiếm nguồn cung thanh long bền vững phục vụ hoạt động xuất khẩu. Ông Lê Văn Thủy gia nhập HTX này và tham gia dự án Sản xuất thanh long tiêu chuẩn GlobalGAP. Từ đây, vườn thanh long gần 1,7 ha của ông được bao tiêu tiêu thụ sản phẩm. HTX mua cao hơn giá thị trường từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg. Nhờ đội ngũ kỹ thuật viên của HTX tham vấn kỹ lưỡng chuyển đổi mô hình quản lý dịch bệnh theo quy trình sinh học nên bảo đảm sản xuất bền vững. Trung bình mỗi năm, vườn cây cung ứng cho HTX 50 - 70 tấn thanh long, thu về trung bình 800 triệu - 1 tỷ đồng, lợi nhuận gần 500 triệu đồng.

Nhưng câu chuyện sản xuất thanh long hữu cơ của ông Thủy không phải là điều gì quá mới mẻ. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Việt Nam nghiên cứu, đầu tư các dự án hữu cơ. Dự án của CIDCE tại Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên; các công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ như Ecolink, Hanoi Organic ra đời... là những bước đi đầu tiên thúc đẩy chè, rau quả hữu cơ phát triển.

Đến năm 2004, nhiều nhóm nông dân tại Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình… được tiếp cận và thực hành nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhờ tham gia dự án của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA). Dự án cho ra đời những nhóm nông dân tiên phong sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình, Thanh Xuân - Sóc Sơn, Hà Nội; chè shan tuyết tại Bắc Hà, Lào Cai; cam Hàm Yên, Tuyên Quang... Từ những bước đi ban đầu, các mô hình khác dần mọc lên theo quy mô HTX, nhóm nông dân. Hiện, cả nước có 33 trên 63 tỉnh, thành sở hữu các mô hình trồng trọt và chăn nuôi thủy sản theo hướng hữu cơ.

Định hướng đúng, tỷ lệ hợp lý

Tại Diễn đàn quốc tế “Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập” hồi cuối năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Phải có nhận thức đúng đắn về NNHC. Nông nghiệp phi hữu cơ vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Chính phủ sẽ chỉ đạo chặt chẽ để ngành nông nghiệp xây dựng đề án phát triển giai đoạn 2018-2021, trong đó xác định rõ tỷ lệ thích hợp cho phát triển NNHC. Song song với đó, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn NNHC Việt Nam mới có tham khảo tiêu chuẩn IFOAM, ngang tầm với tiêu chuẩn hiện nay do các nước ASEAN đồng thuận áp dụng (ASOA), đồng thời tham khảo thêm các tiêu chuẩn của các thị trường khó tính để bảo đảm tính hội nhập thị trường quốc tế cho sản phẩm NNHC Việt Nam.

Muốn có chiến lược phát triển thích hợp, cần lựa chọn các sản phẩm, vùng sinh thái phù hợp để quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất hữu cơ. Cũng như cần có sự chỉ đạo xuyên suốt trong sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Coi sản xuất hữu cơ là một phương thức canh tác an toàn với con người; tăng cường công tác phối hợp với các viện nghiên cứu, trường… để phổ biến tuyên truyền, tập huấn sản xuất NNHC. 

Đặc biệt, một trong những vấn đề then chốt để phát triển một nền NNHC bền vững và có tính khả thi cao là phải khuyến khích, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ, đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ... Muốn “làm” NNHC bài bản, mỗi địa phương cần phát hiện và chọn lựa một vài doanh nghiệp có tiềm năng và các ngành, các cấp cần hỗ trợ họ về cơ chế, vốn, và tích tụ đất đai để xây dựng nên một mô hình sản xuất hữu cơ chuẩn mực, từ những mô hình mẫu này mới có thể nhân rộng cơ sở sản xuất NNHC từ địa phương đến trung ương.

Trong bối cảnh như vậy, cuối tháng 4-2018 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, theo đó, các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của Nhà nước như được ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. 

Dư luận đang kỳ vọng đây sẽ là một cú “huých” quan trọng để thu hút, lôi kéo các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước quan tâm, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất NNHC đang có xu hướng nở rộ trên suốt dọc dài đất nước Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường: 
Cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách

Tới đây Bộ NN và PTNT sẽ phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện Nghị định về sản xuất NNHC để trình Thủ tướng Chính phủ có thể ban hành trong thời gian sớm nhất. Trên cơ sở đó, tăng cường huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tham gia tập trung vào phát triển NNHC. Sẽ xây dựng chính sách thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài cũng như thu hút nguồn chất xám về kinh nghiệm quản lý, các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào ứng dụng phát triển NNHC của Việt Nam.


Theo Trần Thái Giang/ Nhân Dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 297


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072677

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755386